TQ sẽ phản ứng ra sao trước Nghị quyết của Thượng viện Mỹ về biển Đông?

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 12, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 377)

    (XHTT) Như Xã Hội Thông Tin đã đưa, 100% các nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết về Biển Đông, mang mã số S.RES.412, yêu cầu Trung Quốc (TQ) trả lại nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014.


    Tóm tắt “4 điểm cốt lõi” của Nghị quyết S.RES.412

    [​IMG]

    Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Người thường đưa ra các tuyên bố hết sức phi lý và ngạo mạn về vấn đề Biển Đông.

    Thứ nhất, lên án các hành động sử dụng vũ lực, cản trở tự do hàng không ở không phận quốc tế và làm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Thứ hai, hối thúc TQ kềm chế trong việc triển khai vùng định dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và các khu vực khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

    Thứ ba, khen ngợi Nhật BảnHàn Quốc vì sự kiềm chế của họ.

    Thứ tư, kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng trên biển gắn với giàn khoan này khỏi các vị trí hiện tại, kiềm chế trong việc có các hành động phiêu lưu trên biển trái với Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển, và trả Biển Đông lại nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014.

    Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết S.RES.412

    Ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết S.RES.412 của Thượng viện Mỹ về Biển Đông.

    Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan tới việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết S.RES.412 vào ngày 10/7, khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, ông Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết S.RES.412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu TQ rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương."

    Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định: "Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực”.

    Còn phản ứng của TQ?

    Liệu TQ có chịu tuân thủ đúng như Nghị quyết của Thượng viện Mỹ và rút ngay giàn khoan trái phép Hải Dương-981 khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông hay không? Điều này hiện chưa có “đáp án” và rất có khả năng TQ sẽ “dây dưa” hoặc không tuân theo.

    Tại sao vậy? Điều này có thể thấy từ những phản ứng thường thấy của TQ, như “ra tuyên bố một đằng, nhung làm một nẻo”, rồi dùng xảo ngữ để lật lọng và đưa ra các tuyên bố đầy ngạo mạn về chủ quyền của mình trên Biển Đông, hay từng đặt bút ký trên Công ước quốc tế về luật Biển nhưng “lật lọng” nói rằng nó không áp dụng vào trường hợp này, v.v và v.v. Thậm chí TQ còn “cáo buộc ngược” trở lại Công ước quốc tế về luật Biển, hay cáo buộc Việt Nam, Philipppines và các nước đã “cản trở” họ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

    Theo nhìn nhận của nhiều người, việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết về Biển Đông đã “giáng một đòn chí mạng” vào mưu đồ bá quyền Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh, buộc họ phải suy tính kỹ những “nước đi mới” trước khi hành động.

    Đến tối qua (11/7), Bộ Ngoại giao TQ và Bắc Kinh vẫn chưa có bất cứ phản ứng nào trước việc Thượng viện Mỹ đã nhất trí 100% thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông, theo đó, yêu cầu TQ trả lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014 - ngay thời điểm họ đã di chuyển và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - TQ sẽ phản ứng ra sao trước Nghị quyết của Thượng viện Mỹ về biển Đông?

Share This Page