Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Bài liên quan: Vợ sắp cưới phá thai vì tình cũ quay lại Phía sau buồng phá thai chui Phá thai 2 lần, có vô sinh không? 3 lần phá thai vì chồng quá phũ? Theo ước tính, chỉ có khoảng 10% các ca phá thai xảy ra biến chứng tức thì. Tuy nhiên, những biến chứng không rõ ràng, cần có thời gian để phát triển và phát hiện thì có rất nhiều. Có nhiều phụ nữ mất vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới có thể nhận thấy tác hại của việc phá thai trên cơ thể mình. Những rủi ro về phá thai cần được các cô gái nằm lòng trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này. Biến chứng NGAY LẬP TỨC sau phá thai Khoảng 10% số phụ nữ phá thai sẽ gặp phải những biến chứng tức thì, trong đó khoảng 1/5 (2%) được coi là đe dọa tính mạng. 9 biến chứng nặng thường gặp nhất có thể xảy ra tại thời điểm phá thai là: nhiễm trùng, chảy máu quá nhiều, thuyên tắc, trích xuất hoặc thủng tử cung, biến chứng gây mê, co giật, xuất huyết, tổn thương cổ tử cung, và sốc nội độc tố. Những biến chứng “ít nguy hiểm hơn” bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, sốt, bỏng độ hai, đau bụng mạn tính, nôn, rối loạn dạ dày-ruột. Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, và ung thư gan Phụ nữ có tiền sử phá thai phải đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung cao gấp 2,3 lần so với phụ nữ không có tiền sử phá thai. Phụ nữ từng phát thai 2 hai hoặc nhiều hơn 2 lần phá thai phải đối mặt nguy cơ gấp 4,92 lần bình thường. Tỷ lệ rủi ro mắc ung thư buồng trứng và ung thư gan sau này cũng coa tương tự đối với những phụ nữ này. Lý giải cho nguyên nhân của tỷ lệ ung thư gia tăng ở những phụ nữ có tiền sử phá thai, các chuyên gia cho biết việc can thiệp không tự nhiên, làm gián đoạn việc biến đổi nội tiết tố thai kỳ cùng sự can thiệp thô bạo vào cổ tử cung, tâm lý căng thẳng, tác động tiêu cực của stress lên hệ miễn dịch là lý do chính. Thủng tử cung Khoảng 2 đến 3% phụ nữ phá thai có thể bị thủng tử cung. Tuy nhiên hầu hết các chấn thương sẽ không được phát hiện và điều trị trừ khi có yêu cầu nội soi tử cung. Việc kiểm tra này thường chỉ được sủ dụng khi xảy ra kiện cáo do sơ suất trong khi phá thai. Nguy cơ thủng tử cung ở những phụ nữ đã từng sinh con và gây mê toàn thân tại thời điểm phá thai thậm chí còn cao hơn nhiều lần. Tác hại của việc thủng tử cung. có thể dẫn đến biến chứng trong thai kỳ sau đó và cuối cùng có thể phát triển thành những rắc rối đòi hỏi phải cắt bỏ tử cung. Có rất nhiều biến chứng sau phá thai cần tới vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới phát hiện ra. (Ảnh minh họa) Vết rách cổ tử cung Tỷ lệ xảy ra vết rách cổ tử cung đáng kể đòi hỏi phải khâu thường chỉ vào khoảng 1% ở những trường hợp phụ nữ phá thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên nếu để đến 3 tháng giữa, nguy cơ tổn thương cổ tử cung sẽ càng dễ xảy ra. Thậm chí những vết rách nhỏ, hoặc gãy xương vi, mà thông thường không được điều trị cũng có thể dẫn đến nguy hiểm lâu dài cho khả năng sinh sản như sinh non hay biến chứng trong khi sinh. Nhau tiền đạo Phá thai làm tăng nguy cơ nhau thai tiền đạo trong thai kỳ sau đó lên từ 5-7 lâng. Mắc nhau tiền đạo là một tình trạng không tốt trong thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra những phát triển bất thường của nhau thai do tổn thương tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, tử vong chu sinh, và chảy máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ. Tăng khả năng biến chứng trước và sau khi chuyển dạ Phụ nữ có tiền sử phá thai có nhiều khả năng sinh non hoặc mắc các biến chứng trước và trong khi chuyển dạ cao gấp 2,03 lần so với những phụ nữ bình thường. Khả năng trẻ sơ sinh trong thai kỳ tiếp sau bị mắc dị tật Phá thai dẫn đến những biến chứng ở cổ tử cung và tử cung có thể làm tăng nguy cơ nhau thai phát triển bất thường trong lần mang thai sau. Các biến chứng là những nguyên nhân hàng đầu của khuyết tật trong trẻ sơ sinh. Thai ngoài tử cung Phá thai có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ thai ngoài tử cung sau này. Mang thai ngoài tử cung sẽ đe dọa cuộc sống và khả năng sinh sản của phụ nữ của ở những lần sinh sau. Bệnh viêm vùng chậu (PID) Viêm vùng chậy là bệnh có khả năng dẫn đến tăng nguy cơ thai ngoài tử cung và giảm khả năng sinh sản. Bệnh nhân bị nhiễm trùng chlamydia tại thời điểm phá thai, 23% sẽ phát triển viêm vùng chậu trong vòng 4 tuần sau đó. Nghiên cứu cho thấy 20-27% bệnh nhân phá thai bị nhiễm chlamydia. Do đó những chị em quyết định phá thai nên tầm soát và điều trị các bệnh nhiễm trùng như trước khi tiến hành thủ thuật. Lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguy cơ sau phá thai dễ xảy ra ở phụ nữ thuộc tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người ở độ tuổi này có khẳng năng mắc lạc nội mạc tử cung cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ ở độ tuổi 20-29 Rối loạn ăn uống Một số phụ nữ bị căng thẳng sau phá thai có biểu hiện liên quan đến rối loạn ăn uống như ăn uống vô độ, mất kiểm soát vị giác hoặc chán ăn tâm lý. Rối loạn sinh dục 30-50% phụ nữ từng phá thai cho biết họ khó khăn trong việc điều chỉnh chức năng tình dục, cả trong thời gian ngắn và dài. Rối loạn chức năng tình dục thường bắt đầu ngay lập tức sau khi phá thai. Những rắc rối liên quan đến tình dục sau phá thai bao gồm: mất niềm vui từ giao hợp, khi quan hệ, ác cảm với tình dục và / hoặc trở nên quan hệ tình dục bừa bãi, không có nhu cầu tiết chế. Xem thêm chủ đề: nao pha thai, tam su, tam su tinh yeu, tam su tham kin, tam su buon, tam su gia dinh, tam su cuoc song, goc tam su, tam su ban doc, bao tam su, tam su phu nu, truyen, doc truyen, truyen ngan, truyen tinh yeu, chuyen tinh yeu, tinh yeu, tinh yeu gioi tinh, phu nu, bao phu nu, hanh phuc gia dinh, gia dinh, bao gia dinh, eva Nguồn EVA.VN