Các ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 23, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 422)

    Có thể nói bên cạnh trò chơi thì ứng dụng hỗ trợ chụp, chính sửa hiện đang có số lượng rất nhiều trên các kho ứng dụng và sẽ còn tăng nhanh. Nhờ những ứng dụng này mà việc chụp ảnh trở nên thú vị, dễ dàng và đẹp hơn với chất lượng cải thiện đáng kể.


    [​IMG]

    Từ sự đa năng của ứng dụng Camera tích hợp
    Các điện thoại tích hợp camera đều được cài sẵn ứng dụng chụp ảnh, thường là của chính nhà sản xuất đó phát triển. Trước đây, các ứng dụng mặc định tập trung chủ yếu vào chức năng chụp ảnh và quay phim đơn thuần, không có nhiều lựa chọn cho người dùng. Chẳng hạn như ở iPhone dùng iOS 6 trở về trước hoặc các dòng smartphone Android trước năm 2012 thì đa số chỉ hỗ trợ chụp ảnh với một vài thiết lập đơn giản. Các ứng dụng Camera lúc đó chưa có hỗ trợ thêm hiệu ứng, chỉnh sửa hay thiết lập một vài thông số giúp ảnh chụp đẹp hơn.
    Hiện tại, iOS 7 dùng trên các phiên bản iPhone mới đã có thể hỗ trợ các chức năng chụp ảnh HDR (high dynamic range), chụp ảnh với một số hiệu ứng lọc màu sắc, chụp ảnh vuông để phù hợp với việc chia sẻ trên các mạng xã hội và chụp ảnh toàn cảnh (Panorama). Phiên bản hệ điều hành này cũng hỗ trợ chức năng chỉnh sửa ảnh nhanh và quay phim với hiệu ứng chậm (slow motion). Tuy nhiên, so với các ứng dụng mặc định trên các dòng máy dùng Android hay Windows Phone thì iOS tỏ ra kém hơn vì chỉ hỗ trợ chụp tự động mà không thể thiết lập các thông số, chế độ chỉnh sửa cũng chỉ tự động cân chỉnh với một thao tác (Auto Enhance).
    Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone dùng Android lớn hiện nay như Sony, Samsung, HTC hay LG và một số thương hiệu smartphone Trung Quốc hiện nay rất chú trọng đến tính năng chụp ảnh với các sản phẩm tích hợp đầy đủ mọi chức năng, công cụ hỗ trợ cho ứng dụng camera.

    Một số ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh hiệu quả có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn như AFilter (miễn phí, iOS), VSCO Cam (miễn phí, iOS/Android), Instagram (Miễn phí, iOS/Android/Windows Phone), Camera FV-5 (3,95 USD, Android), Camera+ (1,99, iOS), 645 Pro Mk II (3,99 USD, iOS), Pixlr Express (Miễn phí, iOS/Android), Photo Editor by Aviary (Miễn phí, Android/iOS), Snapseed (Miễn phí, iOS/Android)... Hoặc các ứng dụng miễn phí khác trên Windows Phone như Photo Editor, PicsArt, Picture Perfect, Phototastic, Nokia Refocus...


    Các ứng dụng chụp ảnh này đa số đều có thể hỗ trợ chụp liên tục, có khả năng nhận diện khuôn mặt, nụ cười. Một số hãng còn tích hợp chức năng chụp ảnh bằng giọng nói (chẳng hạn như LG có thể chụp ảnh bằng cách gọi những từ có vần “i” như cheese, see...).
    Chức năng chụp ảnh liên tục và hỗ trợ người dùng chọn ra bức ảnh đẹp nhất cũng được các ứng dụng này tập trung. Dù tên gọi của mỗi hãng khác nhau, chẳng hạn như Samsung, LG gọi chức năng này là Burst shots, HTC gọi là Continuous shooting, Sony gọi là Timeshift Burst... nhưng chức năng này đều được các hãng làm rất tốt và cần thiết với chụp ảnh với di động.

    [​IMG]

    Ứng dụng chụp ảnh mặc định được các hãng sản xuất ngày càng cải tiến theo hướng dễ sử dụng,
    nhiều tính năng trên một giao diện đẹp mắt.


    Bên cạnh đó, các ứng dụng này còn có thể hỗ trợ thêm các hiệu ứng cho ảnh chụp đẹp hơn theo thời gian thực. Nhiều chế độ tương ứng với điều kiện môi trường cũng được trang bị sẵn. Ngoài ra, các dòng cao cấp cũng hỗ trợ cả việc tinh chỉnh các thông số ISO, EV (phơi sáng) hay White Balance. Một số dòng cao cấp hơn còn có thể hỗ trợ cả việc chỉnh tốc độ chụp.
    Chỉ trong vòng chưa đến 2 năm nhưng thao tác chụp ảnh với ứng dụng mặc định trên các smartphone Android đã cải tiến rất nhiều. Chẳng hạn như việc bổ sung nút kích hoạt máy ảnh và chụp nhanh ngay trên thân máy trên một số dòng smartphone, thao tác thay đổi qua lại giữa camera trước sau bằng cách vuốt trên màn hình...

    [​IMG]

    Những thiết lập vốn chỉ có trên máy ảnh giờ đã được xuất hiện trên các ứng dụng
    chụp ảnh mặc định của những smartphone Android cao cấp.

    [​IMG]

    Các ứng dụng camera nói chung và “selfie” đầy rẫy trên Play Store.


    Với Windows Phone thì hiện Nokia khá mạnh ở mảng chụp ảnh trên nền hệ điều hành này (HTC cũng có một vài dòng dùng Windows Phone nhưng không mấy nổi bật ở chức năng chụp ảnh). Kể từ khi hợp tác với Microsoft, Nokia định hướng đa số các dòng smartphone cao cấp dùng Windows Phone của mình ở tính năng chụp ảnh. Ứng dụng chụp ảnh cũng được Nokia chăm chút rất kỹ, trước hết là ở ứng dụng Nokia Camera và sau đó là ứng dụng Nokia Pro Camera được cài làm tiện ích chụp ảnh mặc định. Ứng dụng Pro Camera được đặt làm mặc định ở các dòng máy cao cấp như Lumia 1020 hay Lumia 1520 có thể giúp chức năng chụp ảnh trên các smartphone này trở nên chuyên nghiệp với chất lượng ảnh cải thiện đáng kể.
    Nhìn chung, xu hướng chụp ảnh di động cùng sự nở rộ của smartphone chụp ảnh khiến các hãng sản xuất phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, trong cuộc đua tốc lực nhằm tạo sự khác biệt cho ứng dụng Camera trên smartphone của mình. Cũng nhờ sự cạnh tranh này mà người dùng trong tương lai có thể trải nghiệm được những tính năng chụp ảnh cao cấp ở những dòng máy cấp thấp với mức chi phí bỏ ra phù hợp.

    Đến sự đa dạng của ứng dụng camera của hãng thứ ba
    Chỉ cần một từ khoá “camera” trên các kho ứng dụng Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store hay BlackBerry World là bạn thấy được sự phong phú đến không ngờ của loại ứng dụng này. Ngay cả Apple hay Google cũng tạo riêng một bộ sưu tập “Photography Apps” gồm các ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh hay cho người dùng dễ lựa chọn.

    [​IMG]


    Ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh “hằng hà sa số” trên kho ứng dụng Apple App Store và Google Play.


    Đa số các ứng dụng trên các kho này đều miễn phí. Một số ứng dụng “dụ” người dùng mua thêm các tính năng (In-app Purchase) nếu muốn sử dụng các công cụ đặc biệt. Các ứng dụng miễn phí thường sử dụng kèm với một dịch vụ chia sẻ của riêng nhà phát triển, chẳng hạn như một mạng xã hội bằng hình ảnh hoặc video giống như Instagram hay Vine.
    Một số ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh hiệu quả có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn như AFilter (miễn phí, iOS), VSCO Cam (miễn phí, iOS/Android), Instagram (Miễn phí, iOS/Android/Windows Phone), Camera FV-5 (3,95 USD, Android), Camera+ (1,99, iOS), 645 Pro Mk II (3,99 USD, iOS), Pixlr Express (Miễn phí, iOS/Android), Photo Editor by Aviary (Miễn phí, Android/iOS), Snapseed (Miễn phí, iOS/Android)... Hoặc các ứng dụng miễn phí khác trên Windows Phone như Photo Editor, PicsArt, Picture Perfect, Phototastic, Nokia Refocus...
    Về chức năng của các ứng dụng chụp ảnh trên các kho ứng dụng thì chủ yếu là hỗ trợ chụp ảnh với các tuỳ chỉnh mà những smartphone tầm thấp không hỗ trợ. Chẳng hạn như chỉnh cân bằng màu sắc (Color balance), tăng độ sáng hình ảnh bằng các thuật toán riêng... Gần đây nhất là sự nở rộ của những ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh “tự sướng” (selfie) và chụp ảnh lấy nét sau hoặc xoá phông. Bạn có thể tìm kiếm các loại ứng dụng “hot” này với từ khoá “selfie” và “refocus”.


    [​IMG]

    Gần đây, tin tặc lợi dụng trào lưu chụp ảnh di động để phát tán virus trên các ứng dụng miễn phí, nhất là với các ứng dụng Android. Do đó, theo kinh nghiệm, bạn nên chọn các ứng dụng được các biên tập viên của kho ứng dụng chọn (Editors’ Choice) để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, trước khi cài ứng dụng nào, bạn nên xem các bình luận của người dùng trước để cân nhắc trước khi tải. Chỉ số xếp hạng trên kho Play Store không đáng tin cậy, do đó bạn đừng nên tin vào các ứng dụng “5 sao” kẻo tải mã độc về máy.


    Người dùng các dòng smartphone cao cấp của Sony như Xperia Z, Z1 hay Z2 có thể cài thêm các ứng dụng chụp ảnh chuyên dụng cho máy của mình từ kho Sony Select. Sony tỏ ra chiếm ưu thế hơn các hãng còn lại về khả năng cập nhật các tính năng chụp ảnh cho smartphone của mình. Nhất là với các tiện ích thêm hiệu ứng thực tế ảo (AR Effect) của Sony luôn cập nhật các chủ đề mới.
    Nhiều lựa chọn là tốt, nhưng điều này lại khiến người dùng dễ rơi vào tình huống không biết chọn ứng dụng nào, hoặc cài quá nhiều ứng dụng vào máy nhưng không khai thác hết tính năng. Đôi khi vì cài quá nhiều ứng dụng sẽ khiến máy mất đi dung lượng lưu trữ, làm chậm tốc độ nhưng tiện ích đó thậm chí không bao giờ dùng đến.



    Một số mẹo chụp ảnh đẹp với smartphone
    Nếu chỉ trông cậy vào tính năng chụp ảnh tự động của ứng dụng chụp ảnh trên smartphone thì bạn khó để có được bức ảnh đẹp. Sau đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện chất lượng ảnh chụp với điện thoại di động:

    • Hạn chế để rung tay: Mặc dù ở các smartphone cao cấp được hãng tích hợp chức năng giúp tăng độ ổn định của ảnh... nhưng việc giữ chắc tay khi chụp sẽ giúp ảnh không bị nhoè vì rung tay. Với những dòng điện thoại cấp thấp, không hỗ trợ chống rung quang học thì việc này cần được bạn lưu tâm nhiều hơn. Một số phụ kiện đang bán trên thị trường có thể giúp bạn cố định điện thoại khi chụp sẽ hữu ích khi bạn muốn chụp ảnh gia đình, ảnh đêm, phơi sáng với điện thoại.

    [​IMG]

    • Hạn chế dùng chức năng zoom số: Đa số các smartphone đều không hỗ trợ zoom quang (optical zoom) như máy ảnh. Do đó, nhiều người chọn giải pháp zoom số tích hợp để chụp những đối tượng ở xa. Thực tế, máy ảnh dùng thuật toán nội suy để phóng lớn ảnh (giống như bạn cắt và phóng lớn một bức hình với một chương trình chỉnh sửa ảnh vậy). Do đó, ảnh sẽ bị mất đi chi tiết, mờ và vỡ hạt. Do đó, trừ một số trường hợp, chẳng hạn như chụp một màn hình hoặc màn chiếu ở khoảng cách xa, nếu không phóng lớn thì không lấy nét được nội dung, thì bạn không nên dùng đến zoom số.
    • Chụp nhiều ảnh: Để không lỡ những khoảng khắc đẹp khi chụp chân dung hoặc chụp nhóm thì bạn nên chọn phương cách chụp nhiều hình. Lưu ý là chụp nhiều tấm chứ không phải chụp liên tục, vì khi sử dụng chế độ chụp liên tục thì một số smartphone chỉ lưu lại ảnh có độ phân giải thấp (nhỏ dung lượng để xử lý và lưu nhanh hơn). Sau đó, bạn có thể chọn ra ảnh đẹp nhất và xoá các ảnh xấu đi.
    • Tinh chỉnh một vài thông số ở trình chụp ảnh: Bạn hãy chỉnh máy ảnh chụp ở độ phân giải cao nhất để bức ảnh lớn hơn. Chọn chế độ chụp chuyên dụng tích hợp (Panorama, Portrait, Landscape, Macro...) để máy ảnh tự động tính toán các thông số phù hợp để có bức ảnh đẹp, nếu bạn không biết nhiều về kỹ thuật chụp ảnh.
    • Thường xuyên vệ sinh camera: Điện thoại luôn mang theo bên mình nên rất dễ bị bụi bẩn. Do đó, trước khi chụp ảnh, bạn nên lau sạch khu vực này để có chất lượng ảnh tốt nhất.

    [​IMG]

    • Áp dụng một số quy tắc chụp ảnh cho smartphone: Điều cần lưu ý nhất là ở việc lấy nét. Việc lấy nét khi chụp ảnh trên smartphone khá đơn giản bằng cách chạm vào màn hình. Do đó, bạn phải đảm bảo quy tắc chạm vào đối tượng cần lấy nét, giữ ổn định cho đến khi điểm lấy nét chuyển sang màu xanh, sau đó hãy bấm chụp. Bạn có thể áp dụng quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh để bức ảnh có bố cục đẹp hơn. Nên sử dụng nút cứng (nếu có) khi chụp ảnh.
    • Chỉnh sửa ảnh hậu kỳ: Có thể dùng ứng dụng cài sẵn trên điện thoại hoặc tải về một ứng dụng chỉnh sửa ảnh của hãng thứ ba (tìm trên các kho ứng dụng với từ khoá “Photo Editor”) để chỉnh sáng, thêm hiệu ứng... cho ảnh.

    PC World VN, 06/2014

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Các ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh

Share This Page