Định luật Moore không còn quan trọng trong thời đại IoT

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 21, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 375)

    Việc các nhà sản xuất bộ vi xử lý cố gắng thay đổi và mở rông định luật này trong tương lai là điều hiển nhiên nhưng tại thời điểm này thì liệu đó có phải bước đi quá vội vàng?


    Trong hơn 5 thập kỷ, PCs đã chạy theo một xu hướng không thể tránh được, đó là cứ mỗi 18 tháng thì bộ vi xử lý tăng gấp 2 lần hiệu suất hoạt động, vào năm 1965 kể từ khi người đồng sáng lập Intel - Gordon Moore lần đầu tiên chỉ ra rằng số lượng bóng bán dẫn trên mỗi con chip sẽ được nhân đôi.

    [​IMG]
    Máy tính những năm 1965 và định luật Moore.

    Còn với các nhà sản xuất chip, thì đây là một cuộc đua "công thức 1" để tạo ra bộ vy xử lý nhỏ hơn bao giờ hết, nhanh hơn và rẻ hơn. Gần 50 năm kể từ khi Moore xuất bản bài báo của mình, thế giới của vi mạch đã có nhiều thay đổi, xu hương cơ bản của máy tính đương đại dường như đã trở nên ổn định và cân băng. Một lưu ý trong bản nghiên cứu từ các nhà phân tích công nghệ tại Credit Suisse (trong Hội nghị lần thứ 51 năm Thiết kế tự động hóa- Annual Design Automation) kết luận rằng chip xử lý có thể thu nhỏ hơn nữa và tốc độ tăng cao, nhưng để đưa ra sản phẩm có mức giá phù hợp thì cần có thời gian.



    [​IMG]
    Số lượng Transistor

    Các công ty lớn như Intel và Semiconductor Taiwan đang đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để tiếp tục gia tăng sức mạnh của bộ vi xử lý và tuân thủ định luật Moore. Trong hầu hết nhận định, người ta đã dự đoán cái kết của Định luật Moore nhiều thập kỷ nay. Nhưng những lý do mà các công ty sản xuất chip dựa vào để thay đổi mục tiêu của định luật được đặt ra 49 năm về trước để có thể tạo ra các bộ vi xử lý nhỏ hơn, nhanh hơn và rẻ hơn là một câu hỏi khá thú vị.

    [​IMG]
    Kích thước bóng bán dẫn.

    Các nhà phân tích của Credit Suisse cho rằng nhà sản xuất chip đang chú ý nhiều hơn đến các thị trường mới và các thiết kế đột phá. Thị trường mới là dòng thiết bị nằm ngoài hệ máy tính, điện thoại hay máy tính bảng - dòng sản phẩm của các thiết bị cảm ứng, wearables, và những sản phẩm thông minh đang trở thành một phần của "Internet kết nối vạn vật". Dòng sản phẩm mới này đang càng ngày muốn gia tăng sức mạnh tính toán, chẳng hạn như xe hơi với các model tân tiến hiện tại. Trên thực tế, xe hơi là dòng sản phẩm mới được tập trung nghiên cứu và phát triển để được bộ vi xử lý có thể kết nối, thực hiện các hoạt động đồng thời đảm bảo được tính an toàn mà pháp luật cho phép. Xe hơi không người lái là một thách thức hiện nay của giới công nghệ cao.

    [​IMG]
    Ci phí nghiên cứu phát triển bộ vi xử lý.

    Dòng chip cũ cũng đang nhận được sự chú ý từ chính các nhà sản xuất. Giống như việc ngành công nghiệp máy tính chuyển sự chú ý của mình ra khỏi việc tăng sức mạnh xử lý và thay vào đó là cải tiến gia tăng để chip có thể tham gia vào các sản phẩm gia dụng nhiều hơn, chẳng hạn như máy điều hòa nhiệt độ thông minh hoặc thiết bị đeo trong luyện tập thể dục.

    Các chip được thiết kế mới của Qualcomm là một ví dụ, ước tính sẽ có 25 tỷ thiết bị kết nối vào năm 2020, nhiều sản phẩm trong đó chỉ thực hiện nhiệm vụ cơ bản. Mặc dù không có nhiều thay đổi lớn so với thế hệ chip cũ nhưng giá thành và hiệu suất sẽ tốt hơn và chỉ chiếm 10% không gian trên sản phẩm.

    Các công ty sản xuất chip có thể tập trung vào việc giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng cho đến việc cải tiến kích thước chứ không phải là cuộc cách mạng mở rộng định luật Moore. Bằng cách mở rộng các chức năng của bộ xử lý và làm cho chúng rẻ hơn, thay vì tập trung vào chuột cuộc đua tao ra một bộ xử lý siêu mạnh mới trong khi dòng sản phẩm PC đang suy giảm mới là điều cần thiết hiện nay.







    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Định luật Moore không còn quan trọng trong thời đại IoT

Share This Page