Cùng nói về nghề chỉnh sửa ảnh – Beauty Retoucher Trong bài viết này, bạn sẽ được một tác giả của mannup viết về cái nghề chỉnh sửa ảnh chân dung , những nỗi niềm, những khó khăn vất vả của nghề chỉnh sửa ảnh . Ở nước ngoài gọi là Beauty Retoucher, ở Việt Nam gọi là làm Photoshop , thường được làm nhiều trong Lab và các ảnh viện cưới … Nếu ấn tượng ban đầu của bạn về beauty retouch đơn giản là dùng phần mềm photoshop chỉnh da cho láng mịn như da búp bê th́ tôi cảm thấy vô cùng măn nguyện v́ đă quyết định viết một bài về nghề Retoucher. Cái định kiến đó chỉ là một trong những hiểu nhầm cơ bản nhất của người ngoài cuộc về cái nghề tưởng đơn giản mà lắm nỗi gian truân này. Nghề Retoucher ở Việt Nam chưa phổ biến và chuyên nghiệp lắm – đấy là nói tránh, giảm nhẹ chứ nếu được nói thật ḷng th́ đa phần các bạn chỉnh ảnh Beauty ở Việt Nam khiến ḿnh sợ phát khiếp v́ những ǵ họ làm với da người mẫu. Trên thế giới th́ đi theo con đường retoucher ảnh beauty là xác định ngồi vào một cái ghế nóng theo đủ đường. Xét về mặt tích cực th́ khá nhiều việc và lương cũng khá, vào thời điểm 2014 này một ảnh retouch beauty cho các khách hàng trung cấp có thể kiếm từ 300 đến 400$ là chuyện b́nh thường – làm high-end retouch cho các báo và hăng to th́ c̣n hơn nữa. Lại c̣n có thể làm ở nhà và làm bất cứ giờ nào (nếu là freelancer chứ không phải in-house retoucher) – ngay trong bộ quần áo ngủ với đầu tóc bù xù và gương mặt ngái ngủ. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng đừng để cái sự ngọt ngào quyến rũ chết người của nó đánh lừa lư trí của bạn. Với sự rẻ mạt của máy ảnh kỹ thuật số như bây giờ th́ cạnh tranh trong ngành nhiếp ảnh là vô cùng khốc liệt, trong đó phân khúc Beauty Retoucher là đứng đầu. Việc nhiều đấy nhưng không thấm là bao so với số lượng người theo đuổi công việc này – và nhiều hợp đồng (chủ yếu ở phân cấp trung và thấp) đang dần rơi vào tay những công ty retouch ở Ấn Độ và Trung Quốc như một xu thế outsourcing chung của thời đại toàn cầu hóa. Muốn trụ vững với các hợp đồng đều đặn chỉ có cách duy nhất là nhảy vào phân cấp khách hàng cao cấp cho các hăng mỹ phẩm, thời trang và tạp chí lớn (high-end beauty retouch) – nơi có nhiều retoucher tài năng khủng khiếp, nơi thương hiệu nhiều khi c̣n quan trọng hơn tài năng. Tôi có biết một studio chuyên retouch beauty ở Barcelona đă mất hợp đồng quảng cáo ngon ăn vớiL’Oréal Paris vào tay một studio nổi tiếng hơn ở New York mặc dù họ có thể cho ra kết quả tương đương và giá thấp hơn 10 lần. Khách hàng luôn đúng, ngay cả khi họ sai. 30 năm trước người ta nói đến tập luyện thể dục, trang điểm và làm tóc th́ nay từ khóa chính đă chuyển thành phẫu thuật thẩm mỹ và photoshop. Cái khó khăn của nghề Retoucher không chỉ là sự cạnh tranh – nó c̣n nằm ở việc họ là mũi dùi, để dư luận chĩa vào, quân tốt thí gây nhiều tranh căi cho các tổ chức nữ quyền trút cơn giận. Chẳng biết bao vụ lùm xùm về quảng cáo liên quan đến beauty retouch như L’Oréal Paris bị “Cơ quan thẩm định tiêu chuẩn quảng cáo” của Mỹ cấm chiếu nhiều quảng cáo v́ ghép mặt người mẫu vào một cơ thể người mẫu khác gầy hơn, hay H&M ghép mặt mẫu vào cơ thể người với một dáng pose duy nhất do máy tính tạo ra để làm catalog. Đẩy kích thước của các bộ phận cơ thể đến một ngưỡng vượt quá giới hạn cho phép. Xương g̣ má được cắt gọt như một em mannequin đứng ngoài cửa kính các hăng thời trang, làn da mịn màng như nhựa, hàm răng siêu trắng đến mức thoát tục và ba ṿng cực chuẩn là những ǵ người ta nghĩ đến khi nói đến Beauty Retouching. Chúng ta đều biết nó đă được qua chỉnh sửa và chính chúng ta cũng là những người chấp nhận nó như một điều hiển nhiên, trừ những vụ làm quá tay đến lố bịch làm dậy sóng trong dư luận. Tất nhiên những vụ phốt đó cũng tại tay nghề retoucher thôi chứ những ngôi sao retoucher như Natalia Taffarel, Pascal Dangin, Cristian Girotto, Amy Dresser, Sebastian Reuter hay Lulie Talmor… sẽ không bao giờ mắc phải những sai lầm như thế. Retouch và Beauty retouch là cái ǵ? Cụm từ Retouching ở đây được hiểu là tất cả những tinh chỉnh hậu kỳ được thực hiện trên máy tính sau khi chụp ảnh (chủ yếu bằng các phần mềm của hăng Adobe như Photoshop, Lightroom…) nhằm sửa những lỗi và điều bất khả thi không làm được khi chụp, hoặc để đạt được một tấm h́nh cuối cùng hoàn hảo/đúng như yêu cầu của khách hàng như: ánh sáng, tương phản, áp màu sắc, loại bỏ chi tiết rác, ghép hậu cảnh, manipulation… Trong đó nhánh Beauty Retouching được ứng dụng rộng răi nhất trong nhiếp ảnh beauty và thời trang (mục đích cuối cùng cũng chỉ là các chiến dịch quảng cáo cho các hăng quần áo, mỹ phẩm để bán được hàng) nhằm làm tóc dày, dài, bóng bẩy, phiêu hơn; loại bỏ tóc con, tóc rối, tóc che mắt; nâng ngực, mông, bóp bụng, xóa mỡ, kéo dài chân; xóa mụn, xóa vết thâm, nám, làm mịn và đều màu da nhưng vẫn phải giữ được chi tiết (texture) của da… Và hàng ti tỉ những thứ không tên khác. Tôi không hề phản đối retouching trong nhiếp ảnh một chút nào luôn v́ tôi chụp chân dung và thời trang chứ không đi theo con đường chụp ảnh phóng sự hay tài liệu – hai thể loại tôi nghĩ cần sự trung thực với những ǵ mắt thấy tai nghe. Chân dung và thời trang cho tôi nhiều khoảng không dễ thở hơn để sáng tạo và bay bổng theo bất cứ cách ǵ tôi muốn. Tôi chụp ảnh và tự retouch ảnh của ḿnh nên dĩ nhiên hơn ai hết tôi nh́n thấy sự khác biệt của một bức ảnh trước và sau hậu kỳ nó đến nhường nào – nó là một phần trong tầm nh́n của tôi. Quan trọng là ta retouch bức ảnh trong một phạm vi chấp nhận được và dùng vào mục đích ǵ chứ ảnh quảng cáo mascara mà lại dùng mi giả rồi retouch thêm cho mi dày và dài, hay quảng cáo sản phẩm chăm sóc làm dầy tóc mà lại dùng tóc giả rồi ghép thêm tóc bằng photoshop th́ đă vượt quá giới hạn cho phép. Bản thân tôi cũng không chụp nhiều ảnh beauty v́ nhiều yếu tố. Mặc dù tôi yêu vẻ đẹp và cơ thể phụ nữ đến phát điên thật nhưng tôi muốn cái đẹp ấy là ngôi sao trong bộ phim câm bằng h́nh ảnh có nội dung do ḿnh đạo diễn chứ không đơn giản là đẹp khoe xấu che phục vụ cho mấy hăng mỹ phẩm. Tôi không có ư chê bai các beauty retoucher mà hoàn toàn ngược lại, tôi khâm phục họ v́ một beauty retoucher phải hiểu biết cả về nhiếp ảnh, vẽ, cấu trúc cơ thể người và rất nhiều thứ khác. Chỉ có điều tôi cảm thấy ḿnh không hợp với ngành này. Nói vậy thôi chứ sống trên đời này đôi khi ta phải chấp nhận thỏa hiệp, bỏ thời gian làm những cái ḿnh không thích để có tiền, sự nghiệp mà theo đuổi, chuyên tâm vào những dự án ḿnh thích. Hoặc là thế hoặc bạn có tài năng kiệt xuất – bố làm to. Beauty Retouching quả thật có gây nhiều tranh căi về vấn đề đạo đức. Đừng quên là không có con người nào, kể cả những siêu mẫu có thể hoàn hảo như chính họ trên b́a của các tạp chí lớn như Vogue, Elle, Harper’s Bazaar… Biên tập các tờ báo ngụy biện trước các vụ lùm xùm rằng: độc giả không muốn nh́n thấy những người nổi tiếng (celebrity) hay siêu mẫu (supermodel) trong trạng thái không hoàn hảo, và một khi làm thế họ sẽ không bán được báo. Về phía dư luận, nhiều tổ chức và hiệp hội phụ nữ th́ lại phản đối việc retouch ảnh quá lố hay việc dùng các người mẫu thiếu cân ốm đói trên sàn diễn. Ai cũng có ư kiến riêng và khăng khăng cho là ḿnh đúng. Tôi hiểu rằng truyền thông có khả năng định hướng xă hội rất mạnh. Qua những tấm ảnh như vậy th́ họ tự đặt ra một tiêu chuẩn mới cho vẻ đẹp của người phụ nữ – khiến con người ta không được phép đứng ngoài cái ranh giới ấy. Chính những siêu mẫu c̣n phải thừa nhận những h́nh ảnh trên b́a báo đó đến họ mơ cũng với không tới th́ phụ nữ b́nh thường sẽ cảm thấy thế nào? Tổn thương, tự ti, bị xúc phạm? Ai là kẻ được lợi ở đây? Các công ty sản xuất mỹ phẩm đáp ứng được lỗ hổng giữa cái hoàn hảo và thực tế đó, đáp ứng được mong muốn làm đẹp của người phụ nữ – khát khao đă có từ nguồn cội của loài người. Ḷng tham của chúng ta là vô đáy nên ai chẳng muốn ḿnh đẹp hơn nữa, dù họ xấu hay đẹp sẵn. Cơ thể con người nói chung và cơ thể phụ nữ nói riêng là không hoàn hảo, nhưng h́nh ảnh hàng triệu người phụ nữ ta vẫn nh́n hàng ngày qua mạng internet, phim ảnh, truyền h́nh, báo chí đang dần âm thầm, vô thức tạo ra một ảo tưởng đáng sợ về tiêu chuẩn của một người phụ nữ đẹp, một người phụ nữ thông thường, một người phụ nữ khỏe mạnh trong xă hội hiện đại. Rốt cục th́ những vấn đề tranh căi như này chẳng đi đến đâu cả v́ nó là một ṿng xoáy bất tận không có điểm bắt đầu và kết thúc. Cung ắt có cầu, cầu ắt có cung. Truyền thông ảnh hưởng đến suy nghĩ của phụ nữ và đàn ông, nhu cầu làm đẹp tăng, các hăng tham lam muốn tăng lợi nhuận hơn nữa bằng quảng cáo, đến đây th́ các tờ báo và retoucher có từ chối khách hàng được không? Rồi quảng cáo lại càng làm suy nghĩ của đám đông trở nên lệch lạc… Bạn có thể nói là tôi đang rất bi quan với cái nghề beauty retouch ở thời điểm hiện tại – nhưng không phải. Tôi nghĩ ngành công nghiệp này đang thay đổi và tốt dần lên rất nhiều so với vài năm trước đây. Sức ép của dư luận làm các tiêu chuẩn được nâng cao hơn để hướng tới cái đẹp mà vẫn giữ được sự tự nhiên nhất. Giống như một bác sỹ thẩm mỹ, một beauty retoucher giỏi có thể làm người khác không nhận ra kết quả công việc của ḿnh. Tuy nhiên nói th́ luôn dễ hơn làm v́ không phải ai cũng đạt đến tŕnh độ như vậy, những cái ảnh beauty retouch kinh khủng mà tôi hay thấy thường ngày cũng góp phần làm người ta có cái nh́n ác cảm và hơi thiên vị về retoucher. Tôi c̣n nhớ Dove của Unilever hay có chiêu bài quảng cáo cho các sản phẩm làm đẹp của ḿnh bằng cách chỉ trích quảng cáo của các hăng khác retouch người mẫu quá tay gây bóp méo sự thật nhưng mỉa mai thay là nhiều sản phẩm của chính họ cũng làm những điều tương tự. Thế nên thay đổi trong một sớm một chiều là rất khó. Đó không phải là lỗi của retoucher hay của art director nào cả v́ đây đơn giản là “văn hóa” của cả một ngành công nghiệp. Không một cá nhân nào có đủ sức mạnh để thay đổi cả cái guồng quay nặng nề này. Như phó chủ tịch quảng cáo của Dove đă phải thốt lên cay đắng: “Nếu một có một cách khôn ngoan để thay đổi ngành công nghiệp này th́ tôi sẽ sẵn sàng làm.” The post Cùng nói về nghề chỉnh sửa ảnh – Beauty Retoucher appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam. Nguồn DoHoaVN.net