Ảnh đen trắng và những chất riêng

Discussion in 'Kiến thức nhiếp ảnh' started by bboy_nonoyes, Jun 9, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 3,670)

    Ảnh đen trắng và những chất riêng

    Chất thời gian trong hai màu đen trắng
    “Màu sắc, cũng giống như nét mặt, thường theo sự thay đổi của cảm xúc” – Picasso đã nói vậy. Ảnh đen trắng là thể loại ảnh ddaafau tiên của nhiếp ảnh, từ khi máy ảnh được sinh ra, hiểu biết về các nguồn sáng và độ tương phản thì bạn sẽ làm chủ được ảnh đen trắng
    [​IMG]
    Đặc biệt là hai màu đen trắng. Như một cặp tình nhân, đen và trắng sinh ra là để dành cho nhau, tương phản nhưng hòa quyện làm một, tưởng trái ngược nhưng lại lấp đầy khiếm khuyết đối phương. Với nhiều nhiếp ảnh gia tôi biết, đen trắng không phải lựa chọn cuối cùng. Họ chọn chụp đen trắng vì họ có thể chứ không phải vì bắt buộc.

    Sự thiếu vắng sắc màu rực rỡ của cái thế giới hai màu đen trắng mang lại khả năng kích thích và khơi gợi cảm xúc một cách đặc biệt, nhất là nỗi buồn, cô đơn và sự hoài niệm những thứ của ngày xưa cũ, khiến người ta bắt đầu phải chú ý nhiều hơn tới nội dung cần truyền tải của ảnh. Loại bỏ những sao lãng lớn nhất của mắt người về màu sắc thì ánh sáng, bố cục, đường nét, tạo hình, tương phản lúc này là tất cả. Đó vừa là thử thách mà cũng là lợi thế, có lẽ vì vậy mà không nhiều người trẻ theo đuổi những khung màu đơn sắc.

    Câu hỏi đặt ra cho chúng ta ở đây là mình có thể làm gì để thay đổi được nó? Tôi nghĩ ta không thể hoàn toàn trách những thế hệ hiện tại trước sự thờ ơ trước ảnh đen trắng và ảnh phim, cũng như với những gì đang xảy ra với nhạc cổ điển hay phim cũ. Phải chủ động đưa nó đến và tạo hứng thú với họ trước khi yêu cầu điều ngược lại và ngồi đó than phận, chết dần chết mòn.

    [​IMG]

    Ảnh: Trở lại tuổi thơ (Nguyễn Hoàng Anh)

    Nói cho cùng tuy không phổ biến rộng rãi nhưng ảnh đen trắng vẫn có một vị trí nhất định trong lòng những người yêu ảnh thật sự mà ảnh màu không bao giờ thay thế được, nhất là trong thời gian gần đây, sự hấp dẫn của cuộc thi “Chất thời gian” do thương hiệu Vinacafé phối hợp cùng Vnphoto.net tổ chức đang khiến giới trẻ yêu ảnh nóng lên từng ngày và quay lại với xu hướng ảnh đen trắng, ít nhất là trong thời gian ngắn.

    Tôi mới biết đến cuộc thi này chưa lâu nhưng cũng thấy khá thú vị khi chúng ta có một sân chơi để thể hiện mình và cho đen trắng một cơ hội được vinh danh, lan tỏa. Những công dân trẻ yêu nghệ thuật của Việt Nam vẫn còn ít sân chơi để thể hiện mình quá. Bạn có thể nói một cách tiêu cực rằng họ ầm ĩ đua nhau đi thi vì giải thưởng chứ nói hoa văn làm gì, đến khi nào hết giải lại ai về nhà nấy như cũ thôi nhưng tôi thì nghĩ khác, hãy cho mọi sự việc trên đời này một cơ hội trước khi phán xét. Mọi thay đổi và cách mạng đều bắt nguồn từ mỗi người và mỗi sự kiện nhỏ tích tụ dần lại. Biết đâu từ nơi đây nhiều tình yêu với ảnh đen trắng lại thăng hoa…

    [​IMG]

    Ảnh: Linh Thiêng (Hồ Như Ý)

    Mỗi bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn câu chữ, là sự chuyển tải thông điệp và hành trình kết nối từ cảm nhận của người chụp đến người nhận. Mỗi bức ảnh là một sự sáng tạo nghệ thuật, bày tỏ sự trân trọng và vinh danh cho cái đẹp. Nếu được bảo hãy chụp lại giá trị di sản Việt Nam – những cái đẹp không bị ảnh hưởng bởi thời gian, tồn tại trong giá trị tinh thần, trong những công trình kiến trúc văn hóa, trong những khoảnh khắc cuộc sống người Việt thì bạn sẽ chụp cái gì?

    Chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ tới những địa danh, khung cảnh nổi tiếng nhất của nước ta trước tiên. Còn tôi thì nghĩ bản sắc của mỗi đất nước là tổng hợp những tinh hoa của từng cá nhân một – giống như một bầy đom đóm rực sáng giữa đêm đen, một chú đom đóm dù sáng đến mấy cũng chẳng làm nên cảnh tượng hùng vĩ nào cả. Con người tạo dựng đất nước hàng nghìn năm qua. Vậy nên muốn nắm bắt cái hồn của Tổ quốc ta phải nắm bắt lấy cái hồn của từng con người bình dị nhất ở đó.

    [​IMG]

    Ảnh: Hạt lúa-Hạt vàng (Đào Duy Linh)

    Đúng vậy, nó không chỉ là những thứ xa xôi, cao siêu như giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc cần được đánh thức và bảo tồn, thứ thường được hiểu theo nghĩa hẹp là những danh lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An với lồng đèn đa sắc, Cung đình Huế, Nhà thờ Đức Bà… hay gần gũi hơn là những cây cầu, con đường, dòng sông gắn bó với thành phố nơi bạn sống. Hoặc những nếp sống, phong tục tập quán lâu đời, hình thức biểu diễn nghệ thuật, lễ hội, nghi thức cổ truyền gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.

    Di sản mà ta để lại cho con cháu mai sau không chỉ có thế. Nó còn là những khoảnh khắc, thói quen, con người đã gắn bó sâu đậm đến mức trở thành một phần của tiềm thức, không bao giờ thay đổi. Những thứ giản dị và đơn sơ như ly cà phê buổi sớm, thú chơi cờ trong công viên, góc phố với bà cụ gánh hàng rong, hay tách trà chiều sau khi tan việc, những thứ vốn hằn in mãi trong ký ức tuổi ấu thơ mấy chục năm nay không thay đổi, những hình ảnh vốn quen thuộc với nhiều đấng sinh thành… Quan trọng không phải bạn chụp gì mà bạn ghi lại nó như thế nào để chạm đến đáy cảm xúc của độc giả.

    [​IMG]

    Ảnh: Phận nghèo (Nguyễn Hoàng Phát)

    Trong xã hội hiện đại với tốc độ sống chóng mặt như hiện tại, đôi khi ta cũng phải sống chậm lại và suy ngẫm về những giá trị cũ, chúng ta cũng không được phép quên như triết gia, nhà thơ Mỹ George Santayana đã viết: “Một nền văn minh quên đi quá khứ của mình sẽ bị kết án phải sống lại nó.
    Đi xa nhà một thời gian rất dài tôi mới thấy thấm thía câu nói này, cái thời điểm hiện tại chỉ cần những hình ảnh trắng đen đơn sơ đến vậy cũng làm tôi bùi ngùi, thẩn thơ và tiếc cho một thời đại đã, đang và sắp qua.

    Nhiếp ảnh là một công cụ tuyệt vời để ghi lại lịch sử vì nhiếp ảnh dạy chúng ta nhìn cuộc đời bằng những góc độ, dưới lăng kính mà bình thường đôi khi ta bỏ qua hay cho là nhàm chán. Nhiếp ảnh giúp chúng ta quý trọng cuộc sống tươi đẹp và giàu cảm xúc này hơn bao giờ hết.

    [​IMG]

    Ảnh: Soi Bóng (Lê Quang Toại)

    [​IMG]

    Ảnh: Hoang sơ Bình Thuận (Trương Thanh Tùng)

    [​IMG]

    Ảnh: Người mẹ Cơ Tu (Đào Duy Linh)

    [​IMG]

    Ảnh: Lên nương (Siu H Ket)

    [​IMG]

    Ảnh: Chiến thắng (Hồ Như Ý)

    [​IMG]

    Ảnh: Đường sắt (Nguyễn Nam Phương)

    [​IMG]

    Ảnh: Gánh (Nguyễn Tuấn Khôi)

    [​IMG]

    Ảnh: Nhà thờ đổ (Nguyễn Hữu Long Trì)

    [​IMG]

    Ảnh: Quyết liệt (Nguyễn Thành Nam)

    [​IMG]

    Ảnh: Vô đề (duyht86)

    [​IMG]

    Ảnh: Sương sớm Hoàng Thành (Lê Nhật Quang)

    [​IMG]

    Ảnh: Nón lá Việt Nam (Nguyễn Văn Bảo)

    [​IMG]

    Ảnh: Trên đường về (Chu Quang Phúc)

    [​IMG]

    Ảnh: Hạnh Phúc tuổi Già (Phạm Nhựt Thưởng)

    [​IMG]

    Ảnh: Bạn Tâm Giao (Đinh Mạnh Tài)

    [​IMG]

    Ảnh: Cầu Long Biên (Nguyễn Thế Quân)

    [​IMG]

    Ảnh: Nón lá trong mưa (Đặng Quốc Phong)

    [​IMG]

    Ảnh: Mưu sinh (Phạm Tuấn Kiệt)

    [​IMG]

    Ảnh: Chiều mưa (Trương Minh Điền)

    [​IMG]

    Ảnh: Chợ nổi ngã năm (Hiếu Minh Vũ)

    [​IMG]

    Ảnh: Phù sa trên bãi biển Cần Giờ (Phạm An Dương)

    [​IMG]

    Ảnh: Làng Gốm (Nguyễn Anh An)

    [​IMG]

    Ảnh: Tình thân (Thân Tình)

    [​IMG]

    Ảnh: Xâu bánh đầu tiên (Nguyễn Văn Tuấn)

    [​IMG]

    Ảnh: Nếp xưa (Đỗ Hữu Tuấn)

    [​IMG]



    Nguồn mannup​


    The post Ảnh đen trắng và những chất riêng appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.
    Nguồn DoHoaVN.net
     
  2. Facebook comment - Ảnh đen trắng và những chất riêng

Share This Page