Đến bán đảo san hô Florida Keys hay sa mạc Atacama vào mùa hè, giới chuyên gia hay người yêu thích khoa học có thể tận mắt chứng kiến và quan sát các hiện tượng thiên nhiên độc đáo. California, Australia, Puerto Rico hay Indonesia (ảnh) là những nơi có thể tận mắt chứng kiến các sinh vật phát quang, từ tháng 4 đến tháng 6. Vào đầu tháng 6 hàng năm, các nhà nghiên cứu thường đến bãi biển Cabrillo, miền nam California, Mỹ, để bắt gặp hiện tượng "cá grunion đi bộ" vào ban đêm. Đây cũng là mùa sinh sản của loài cá này. Sa mạc Atacama, Chile, là lựa chọn để quan sát và nghiên cứu các dải ánh sáng Ngân Hà. Vào khoảng tháng 6, tháng 7, những đàn rùa con bán đảo san hô Florida Keys, Mỹ, ở sẽ bắt đầu hành trình ra biển đầu tiên. Nơi đây là điểm đến của các nhà nghiên cứu sinh vật biển. Vào ngày 21/6 hàng năm, hàng nghìn người lại tập trung ở bãi đá cổ Stonehenge, Anh, để ngắm mặt trời mọc. Theo dự đoán của giới thiên văn, hiện tượng siêu mặt trăng năm nay sẽ xuất hiện vào ngày 10/8 và địa điểm quan sát rõ nhất là núi Chimborazo ở Ecuador. Các nhà khoa học cho rằng đây cũng là nơi trên Trái Đất nằm gần với Mặt Trăng nhất. Phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới được tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN) xây dựng tại Geneva, Thụy Sĩ. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời phòng thí nghiệm, công chúng sẽ được tham quan nơi này vào tháng 9 tới, trong đó có chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới Large Hadron Collider. Kīlauea là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất. Các nhà nghiên cứu cũng như những người đam mê khoa học được phép đến khu vực này vào ngày 25/8 năm nay. Nguồn KhoaHoc.com.vn