Chụp ảnh ở tốc độ nào an toàn không sợ bị rung

Discussion in 'Kiến thức nhiếp ảnh' started by bboy_nonoyes, Jun 3, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 3,620)

    Chụp ảnh ở tốc độ nào an toàn không sợ bị rung

    Là người chụp ảnh, hẳn bạn sẽ quan tâm rất nhiều về vấn đề này , sau đây là các kinh nghiệm giúp bạn chụp ảnh không bị rung tay . Tấm ảnh dưới đây sẽ chỉ cho bạn biết rằng khi chụp ở tốc độ nào thì phải chọn khẩu bao nhiêu là hợp lý mà không bị rung tay

    [​IMG]


    Việc thiết đặt “tốc độ màn trập” có tác động đến thời lượng ánh sáng đi qua ống kính đến được cảm biến ảnh (hoặc bề mặt phim đối với máy ảnh chụp bằng phim). Khi đó, thông số thiết đặt tốc độ màn trập có ảnh hưởng liên đới đến “khẩu độ ống kính”. Độ mở rộng hoặc thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính còn được gọi là “khẩu độ”. Khẩu độ có tác động trực tiếp đến lượng ánh sáng đi vào cảm biến ảnh (hoặc bề mặt phim gắn trong máy ảnh đối với máy ảnh chụp bằng phim).​

    Chúng ta có bài và thủ bản về 3 yếu tố căn bản: Đây và bài chi tiết về Tốc độ màn trập ở Đây. Bài này chỉ cung cấp “thủ bản bỏ túi” về tốc độ màn trập để các bạn mới chơi chụp ảnh có thể in ra bỏ túi để sử dụng khi cần. Hồi nhỏ học chụp ảnh, cụ thân sinh mình bắt học thuộc lòng mấy con số trên vòng xoay của cái máy Zenit. Rồi cụ ra tình huống, nếu đang chụp tốc độ màn trập là 1/125s mà chưa đủ sáng, khẩu độ mở hết cỡ rồi, iso film cố định, cần chậm 1 stop là bao nhiêu? Thuộc lòng từ trên xuống dưới, dưới lên trên và tương tự cho bảng khẩu độ. Khi có máy số, con số ấy được chia 1/2, 1/3, mình không thể nhớ. Cái bảng này có lẽ cần khi cần.

    [​IMG]

    Để hạn chế sự rung lắc máy ảnh khi chụp ở tốc độ quá chậm, chúng ta có cái bảng gợi ý trên. Trước đây, theo kinh nghiệm của nhiều người chụp ảnh đúc kết lại thành nguyên tắc, tuy không hoàn toàn chính xác 100%, nhưng có hiệu quả trong thực tế đa phần cho những người bắt đầu như anh em chúng ta, đó là thiết đặt tốc độ màn trập (chúng ta hay dùng từ “tốc độ chụp” là chưa chính xác) đối ứng với tiêu cự của ống kính (tiêu cự tương ứng với máy ảnh khổ film 35mm) đang sử dụng trên máy ảnh. Ví dụ, nếu ta đang sử dụng ống kính một tiêu cự 60mm trên máy ảnh fullframe, thì tốc độ màn trập tối thiểu nên chọn là 1/60 giây; nếu cùng ống kính tiêu cự 60mm gắn trên thân máy ảnh có cảm quang APS-C, tức là hệ số crop 1.5x tức tiêu cự tương ứng với ống kính trên lúc đó là 90mm, thì tốc độ màn trập nên chọn là 1/90 giây. Để đơn giản và khỏi phải tính toán thì bạn cứ nhân đôi tiêu cự lên, chẳng hạn với ống kính tiêu cự 60mm, tốc độ màn trập được chọn để ảnh không bị mờ nhoè là 1/120s hoặc nhanh hơn. Xin nhắc lại nguyên tắc này là đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của nhiều người, không phải là nguyên lý của nhiếp ảnh.

    [​IMG]Có nhiều trường hợp, cố tạo sự mờ nhoè để bức ảnh sinh động hơn, có hồn hơn, và đạt được ý đồ của người chụp hơn, thì người chụp sẽ chọn tốc độ chậm có chủ ý.
    Ảnh tuanlionsg – Nikon D200 1/15 iso800 f/2.8 (Rock Storm 2008)​

    Hy vọng bài học về Cách chụp ảnh không bị rung tay này sẽ giúp ích cho bạn
    Tác giả: tuan_lionsg – tinhte.vn​
    Từ khóa bài viết:

    • tốc độ chụp an toàn

    The post Chụp ảnh ở tốc độ nào an toàn không sợ bị rung appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.
    Nguồn DoHoaVN.net
     
  2. Facebook comment - Chụp ảnh ở tốc độ nào an toàn không sợ bị rung

Share This Page