Trước tiên, xin cảm ơn Vnphoto đã tạo cơ hội để được review em sigma này. Qua gần 2 tuần sử dụng với hơn 5000 tấm ảnh được chụp (chủ yếu là chân dung và một số ít ảnh phong cảnh), Sigma 35 1.4 đã gây một ấn tượng không thể tốt hơn được cho proCat. Trong bài review này, proCat xin nhận xét thiên về cảm nhận cá nhân chứ không nói đến quá nhiều các thông số kỹ thuật, các bác nào muôn tham khảo thêm thì có thể lên dpreview.com xem, họ đã làm hẳn một bài phân tích khá là hoành tráng với các phép thử chi tiết. Tất cả những hình ảnh được post lên đa số được chụp với Canon 5DIII (sử dụng trên fullframe) và một số được chụp với Canon 30D (so sánh trên crop). Tất cả đều là hình gốc và không qua chỉnh sửa. I. Thiết kế và tính năng Phải nói là Sigma đã làm quá tốt với công việc này. Build ngoài của sigma nhìn rất chắc chắn những vẫn đầy tinh tế và sang trọng. Nhìn nó hao hao với thiết kế của dòng Carl Zeiss (do cả hai anh em đều thuộc sở hữu của Shriro chăng??? ).Điều phải nói làm cho proCat hài lòng nhất chính là vòng xoay lấy nét tay của lens. Kích thướng vòng xoay được thiết kế lớn, tạo cảm giác rất êm tay đồng thời giúp người sử dụng ước lượng việc lấy nét dễ dàng hơn. Một điểm thật sự rất đáng giá với những bác hay quay phim. Từng chi tiết đều được bố trí cực kỳ hợp lý và chăm chút cẩn thận. Đặc biệt hơn, khi lấy nét tự động, vòng lấy nét này sẽ không tự xoay, tạo cảm giác an toàn hơn cho người sử dụng. Đây là phần thể hiện canh nét dành cho lens, với độ khép khẩu tối đa là f16 và được căn chỉnh dành riêng cho fullframe (không chính xác lắm khi gắn lên crop) Nút chuyển đổi giữa mode tự động và manual, khi AF thì nó thể hiện màu đen còn MF thì thể hiện màu trắng, điều này giúp cho người sử dụng dễ dàng quan sát chế độ lấy nét hiện tại của ống. Một biểu tượng bằng bạc thể hiện ống kính này nằm trong dòng ống kính Art của Sigma. Khi nói về cơ chế lấy nét tự động, chỉ có một từ hình dung đó là “nhanh, nhanh và nhanh”, nhanh và chính xác một cách hoàn hảo trong hầu hết các điều kiện lấy nét dù là ánh sáng cực yếu. Có thể nói lens này kết hợp với 5DIII tạo thành một bộ đôi cực kỳ bá đạo trong chụp thiếu sáng trong điều kiện không thể sử dụng flash (hoặc không muốn sử dụng flash). proCat xin trích ra bảng so sánh các thông số từ Dpreview cho các bác dễ hình dung hơn: II. Chất lượng hình ảnh a. Độ nét Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là ống kính 35 f1.4 nét nhất trong số những lens 35 đang được sử dụng hiện tại. Tại khẩu lớn nhất f1.4, ảnh vẫn nét căng. Đối với những bức hình được chụp bằng lens này, em từ bỏ luôn bước Sharpen trong quá trình làm ảnh vì sợ nó bị oversharp. Những chi tiết trên da mặt model luôn giữ được từng chi tiết nhỏ nhất, điều này làm cho việc làm mịn da trở nên dễ dàng hơn, không lo bị mất chi tiết. “Khi so sánh với các đối thủ ở tầm tiêu cự 35mm, không lens nào có thể so sánh với Sigma 35 về độ nét ngay cả đối thủ khổng lồ Carl Zeiss T* 35 f1.4”( trích đoạn từ Dpreview.com). proCat chỉ mới so sánh em nó với Canon 35 1.4 thôi, tất nhiên là lens Canon không thể nào nét bằng được, từ trước đến giờ em luôn thấy style của Canon là hơi soft soft. Một số hình ảnh minh họa: Hình chụp với 5DIII Zoom 100% lên xem nào… Hình chụp với 30D Lại 100% nữa b. Màu sắc và độ chuyển, thêm một chút bokeh minh họa: Sau khi proCat thử nghiệm Sigma 35 f1.4 và Canon 35 f1.4 thì nhận thấy lens Sigma thu được hình ảnh bị ám đỏ một chút còn màu sắc của Canon thì trung tính hơn. Ngoài điểm trên, màu sắc và chất lượng quang học thu được theo cảm nhận là tương đối tốt. Màu sắc được thể hiện rất hài hòa và trung thực với tông màu ấm hơn so với ống kính Canon. Về độ chuyển của trường ảnh, ống kính này vẫn thể hiện một phong độ xuất sắc, độ chuyển rất mượt không làm cộm mắt khó chịu như các dòng ống kính rẻ tiền. Một số hình ảnh minh hoạ: Mặc dù trời nắng gắt và có sự chênh khẩu lớn giữa môi trường trong phòng và ở ngoài, nhưng màu sắc thể hiện vẫn êm mắt và khá chính xác Hiệu ứng chuyển của trường ảnh rất mượt mà. Chụp đêm để lấy bokeh Và đây là bokeh của em nó. Tấm hình này được chụp với ISO 2500 nhưng các màu sắc ở phần background, skintone và ambient light đều được thể hiện rất tốt Ngoài ra còn thêm một số hình chụp quang cảnh, đồ vật và hoa lá: Chúng ta có thể thấy màu sắc thể hiện, độ chuyển màu đều rất tốt. Không nhận thấy hiện tượng ám đỏ rõ ràng như skintone của người. Thể hiện tốt màu giữa các hình khối và nền mờ phía sau dù có sự chênh sáng khá lớn giữa các vùng. Hình này được chụp ở ISO 5000, nhưng màu sắc giữa các kênh màu của lá, ánh đèn vàng và nền gạnh vẫn tách bạch. c. Độ méo hình, quang sai và viền tím Đối với , những trang web review trên mạng đã test chán chê với rất nhiều điều kiện và đều đưa ra nhận xét cuối cùng là Sigma đã khống chế rất tốt những thông số này và không thua kém so với những người đàn anh nổi tiếng của mình như Canon, Nikon và Carl Zeiss. Riêng về viền tím, proCat đã chụp rất nhiều nhưng chỉ có rất ít hình bị dính hiện tượng này, thường là trong điều kiện nắng cực gắt. Hình ảnh minh hoạ: Các bác có thể xem độ méo hình về bốn góc của Sigma 35, được kiểm soát tốt không hề thua kém với các đối thủ của mình. Do chụp qua cửa kính trên văn phòng nên hơi lờ mờ, anh em thông cảm. d. Vignette Lens này bị vignette cực nặng ở bốn góc khi mở khấu lớn nhất f1.4, hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn cho đến khi khép nhỏ hơn hoặc bằng khẩu 4.0. Không biết đây gọi là điểm yếu hay điểm mạnh nữa. Nhiều bác sẽ lợi dụng hiện tượng này để tiết kiệm thêm bước add vignette trong Light Room hoặc PS. proCat cho rằng đây cũng là một điểm bất lợi của Sigma nói riêng và các dòng lens for nói chung. Đối với các lens này, tính năng Lens Correction trên máy trở nên vô dụng. Còn đối với dòng lens chính hãng Canon, body 5D đã xử lý rất tốt công việc Lens Correction làm giảm đi đáng kể các nhược điểm của những dòng lens này. Con Canon 35 do được sự hỗ trợ của body nên loại bỏ được hiện tượng vignette ở bốn góc và thêm một số hiện tượng quang sai, méo hình khác nữa. Có một chú ý là, khi gắn em này lên con 30D, cá hiện tượng như Vignette và méo hình giảm đi đáng kể. Vậy là dòng crop có thêm một sự lựa chọn rất tốt. Ảnh minh họa: Ở đây hình bên trái được chụp bởi sigma còn hình bên phải là của Canon, chúng ta có thể thấy hình được chụp bởi sigma có hiện tượng vignette nặng ở bốn góc, trong khi Canon thì không có hiện tượng này (do được để Lens Correction trong body). Ngoài ra, chúng ta có thể thấy là vùng da bên Sigma bị ám đỏ khá nhiều so với Canon. e. Nhận xét • Ưu điểm: o Thiết kế chắc chắn và rất đẹp. o Lấy nét êm, siêu nhanh. o Chất lượng quang học cực tốt o Giá rất cạnh tranh so với các đối thủ • Khuyết điểm: o Không phải ống chính chủ o Không có weather seal. III. Kết luận Sigma đã làm rất tốt công việc của mình để tạo ra “một con quái vật” thật sự ở tầm tiêu cự kinh điển 35mm. Với tầm giá hơn 800 USD cùng với chất lượng thiết kế và quang học tuyệt vời có thể nói đây là ống kính sẽ khiến cho các nhà sản xuất khác phải toát mồ hôi. Chỉ có một hạn chế nho nhỏ là do không phải là lens “chính chủ” nên Sigma 35 có thể sẽ không được lòng những bác luôn không mấy thiện cảm với hàng for, chưa kể là Sigma còn bị điều tiếng về sự không ổn định từ các dòng lens trước để lại. Nhưng nói gì thì nói, Sigma 35 là một trong những ống kính tốt nhất mà proCat từng được sử dụng và đang trên đường trở thành một huyền thoại mới sau Sigma 50mm f1.4. Lưu ý: theo ý kiến của em, phần về màu sắc và độ chuyển nó sẽ bị ảnh hưởng một phần của body nữa, cho nên tất cả chỉ là tương đối. Mong các cao thủ có thể bày vẽ cách test một cách chính xác hơn. Nguồn tinhte Từ khóa bài viết: 30d với len gì đẹp lens sigma fix 35mm cho máy crop ong kinh 35 ong kinh sigma 35mm f1 4 ong kinh sigma 50 f1 4 art ống kính tốt nhất của sigma pho to net len 35 1 4 sigma 35 1 4 nikon sigma 35 f1 4 hay tamron 24-70 f2 8 so sánh sigma 30 1 4 The post [Trải nghiệm] Sigma 35mm F1.4 DG HSM – Một lens đẳng cấp mới ra đời appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam. Nguồn DoHoaVN.net