Lý do nên giảm dùng kháng sinh cho trẻ

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 1, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 528)

    Kháng sinh giết vi khuẩn mà chúng ta muốn, cũng như những vi khuẩn mà chúng ta không muốn. Đôi khi những quần thể vi khuẩn có lợi không bao giờ phục hồi hoàn toàn được...
    Chúng ta thường quan tâm tới việc vi khuẩn có hại (gây bệnh) kháng lại kháng sinh, nhưng việc dùng kháng sinh làm thay đổi vĩnh viễn hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể chúng ta có thể còn để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.
    Trung bình trẻ em ở Mỹ và các nước phát triển khác sử dụng 10 - 20 đợt kháng sinh trước khi họ 18 tuổi. Xét trên nhiều khía cạnh, đây là việc bảo vệ sự phát triển của cuộc sống. Trung bình mỗi cư dân Mỹ ra đời năm 1940 đều được kỳ vọng sống tới tuổi 63. Một đứa trẻ được sinh ra ngày nay có thể sống tới tuổi 78, một phần nhờ có kháng sinh. Nhưng giả thuyết rằng kháng sinh nói chung là an toàn đã được nuôi nấng quá lâu và dẫn tới sự gia tăng tình trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị.
    [​IMG]
    Quá trình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn. Ảnh: SKDS.
    Mặt khác không kém phần quan trọng, các hậu quả lâu dài do việc gửi trọn niềm tin vào kháng sinh thì rất ít khi được chú ý tới. Kháng sinh giết vi khuẩn mà chúng ta muốn, cũng như những vi khuẩn mà chúng ta không muốn. Những bằng chứng mới đây từ phòng thí nghiệm cho thấy, đôi khi những quần thể vi khuẩn có lợi không bao giờ phục hồi hoàn toàn được. Sự biến đổi lâu dài của các vi khuẩn có lợi trong cơ thể con người thậm chí còn làm tăng tính nhạy cảm của chúng ta đối với sự lây nhiễm và bệnh tật. Lạm dụng kháng sinh có thể thúc đẩy một cách nhanh chóng sự gia tăng của các bệnh như béo phì, đái tháo đường tuýp 1, kích thích các bệnh đường ruột, dị ứng và hen suyễn, những bệnh này hiện đã tăng gấp đôi ở nhiều nhóm tuổi.
    Vi khuẩn đã sống trong và trên cơ thể động vật - tạo thành quần thể vi sinh vật của chúng từ khi các tế bào sống được tiến hóa khoảng 1 tỉ năm trước. Vật chủ nhận được rất nhiều lợi ích từ các vi khuẩn ký sinh: các loài vi khuẩn cư ngụ trong ruột kết tổng hợp vitamin K, vi khuẩn ruột non giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập vào cơ thể.
    Uống hoặc tiêm kháng sinh giúp khuếch tán vào máu, tác động lên mầm bệnh đích và quần thể vi sinh vật tương tự. Và bằng chứng đang thu thập cho thấy, những quần thể vi khuẩn có lợi trên thực tế không phục hồi hoàn toàn hoặc bị thay thế bởi những chủng vi khuẩn có thể kháng lại kháng sinh.
    Và sự phá hủy thêm
    Đầu thế kỷ 20, Helicobacter pylori là vi khuẩn có nhiều nhất trong dạ dày hầu hết mọi người. Đến cuối thế kỷ 21, chưa tới 6% trẻ em ở Mỹ, Thụy Điển và Đức có loại vi khuẩn này trong người. Có nhiều yếu tố khác nhau được dùng để giải thích sự biến mất này, nhưng kháng sinh mới là thủ phạm chính. Ví dụ, một liều amoxicillin hay nhóm kháng sinh macrolide hầu như được sử dụng phổ biến để chữa bệnh viêm tai giữa hoặc viêm đường hô hấp ở trẻ em, cũng có thể diệt trừ tận gốc H.pylori ở 25-30% trường hợp bệnh.
    Ở con người, việc diệt trừ tận gốc H. pylori ảnh hưởng tới sự điều tiết 2 loại hoóc môn trong dạ dày và liên quan tới cân bằng năng lượng, ghrelin và leptin. Và khi H. pylori biến mất trong dạ dày con người, hiện tượng khí ga thực quản trào ngược tăng lên và xuất hiện vấn đề hội chứng thực quản Barrett và ung thư thực quản. Vậy những xu hướng này có mối liên hệ nào không?
    H. pylori là yếu tố nguy cơ cho u, loét hệ tiêu hóa và ung thư dạ dày, nhưng một loại vi khuẩn sẽ không xuất hiện nhiều như vậy nếu chúng không có lợi ích gì đó cho cơ thể vật chủ. Và đúng như vậy, các nghiên cứu trên diện rộng đã tiến hành cho thấy, những người không có loại vi khuẩn này dễ bị mắc bệnh hen suyễn, sốt mùa hè hay dị ứng da khi còn nhỏ. Dạ dày thiếu vắng H. pylori có hệ miễn dịch hoàn toàn khác những dạ dày có H. pylori và những con vật non được nhiễm H. pylori trên thực tế không bị bệnh hen suyễn trên thực nghiệm.
    Có những bằng chứng khác về việc kháng sinh là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ thành phần vi khuẩn do đó dẫn tới những biến đổi lâu dài về mặt sinh lý. Ví dụ, theo như những người nông dân đã khám phá ra và đang tiếp tục sử dụng nhiều loại thuốc thay thế cho nhiều chủng vi khuẩn khác nhau khiến động vật có thể tăng trọng nhanh chóng với rất ít thức ăn. Và kháng sinh được sử dụng càng sớm, ảnh hưởng của nó càng sâu sắc.
    Tại nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã thu được những bằng chứng sơ bộ thử nghiệm trên chuột rằng, sự thay đổi trên những cơ thể béo và thành phần mô có liên quan mật thiết với việc sử dụng kháng sinh liều thấp như người nông dân hay làm và liều cao tương tự như khi dùng để tiêm cho trẻ em. Sự thay đổi hệ vi khuẩn của cơ thể có thể làm bùng nổ sự lan truyền các tác nhân chết người như chủng Staphylococcus aureus và Clostridium difficile kháng methicillin. Điều này cũng không đáng kinh ngạc, bởi vì một trong những vai trò quan trọng nhất của một hệ vi khuẩn nguyên vẹn là để chống lại tác nhân gây bệnh.
    Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng lâu dài của việc dùng kháng sinh, các nhà khoa học đã nghiên cứu so sánh hệ vi khuẩn của nhóm dùng kháng sinh và nhóm không dùng kháng sinh cho thấy, thay đổi sinh lý diễn ra chủ yếu và nhanh chóng trong những năm đầu đời mà sau này chúng ta khó mà chống lại được. Nếu kháng sinh là nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi sinh lý lâu dài, thì không thể chờ cho tới khi chúng ta hiểu đầy đủ vấn đề mới thay đổi cách tiếp cận.
    Do đó, chúng ta nên giảm việc sử dụng kháng sinh trong quá trình mang thai và thời thơ ấu. Kháng sinh - đặc biệt là penicillin hiện được sử dụng như một thói quen cho 1/3 tới một nửa phụ nữ trong quá trình mang thai và hầu hết trẻ em ở Mỹ và các nước phát triển khác. Trẻ em có được hệ vi khuẩn từ người mẹ thông qua âm đạo khi sinh. Vì vậy, mỗi “cuộc vượt cạn” - đặc biệt là 30% hoặc hơn số trẻ sơ sinh sinh bằng phương pháp sinh mổ - có thể bắt đầu cuộc đời với ít vi khuẩn tự nhiên hơn mức cần thiết.
    Một bước phòng ngừa nữa là để phát triển các tác nhân đặc hiệu để cân bằng quần thể vi khuẩn nguy cơ đang cư trú, ví dụ như hiệu lực của các loại lợi khuẩn thì chúng ta cũng cần kháng sinh mới, phổ hẹp để giảm thiểu tác dụng phụ lên vi khuẩn có lợi. Đây thực sự là một nhiệm vụ to lớn, đòi hỏi phải khích lệ ngành công nghiệp dược phát triển các nhóm kháng sinh nhằm trúng đích và quan trọng là chẩn đoán tốt hơn để nhanh chóng xác định tác nhân gây bệnh.
    Cuối cùng, phải ý thức và đặt mục tiêu nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật để bảo vệ hệ vi khuẩn lành tính (có lợi) một khi việc này chưa quá muộn và có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính chúng ta.
    Theo Sức khỏe đời sống, Nature
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lý do nên giảm dùng kháng sinh cho trẻ

Share This Page