(XHTT) Trước những diễn biến phức tạp tại miền Đông Ukraine, để bảo toàn cho mình, Nga đã yêu cầu Ukraine phải trả tiền trước đối với tất cả các đơn hàng khí đốt tới đây. Cuộc “trưng cầu dân ý” ở Đông Ukraine khiến tình hình thêm căng Theo báo Tấm gương (Đức) ngày 8/5, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này phản đối cuộc trưng cầu theo kế hoạch của lực lượng ly khai ở Đông Ukraine, bất kể được tiến hành vào thời điểm nào. "Một cuộc trưng cầu như vậy không nên diễn ra vào ngày 11/5 hay bất cứ thời điểm nào khác. Nó không có tính hợp pháp dân chủ và chỉ khiến căng thẳng thêm leo thang", bà Catherine Ashton, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU nói. Đại diện “chính quyền tự xưng” tổ chức họp báo tại thành phố Donetsk, miền Đông Ukraine. Trước việc lực lượng ly khai tuyên bố vẫn sẽ tiến hành trưng cầu để tách khỏi Ukraine bất chấp lời kêu gọi trì hoãn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bà Ashton cho rằng, các lực lượng ly khai vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ phía Moskva.Bà khẳng định EU ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời cho biết khối này sẽ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Kiev tuyên bố tiếp tục “trừng phạt” ở khu vực miền Đông Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Andrei Deshchytsia khẳng định trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 8.5 rằng, chính quyền đương nhiệm của Ukraina không lên kế hoạch từ bỏ hoạt động trừng phạt ở khu vực Đông Nam nước này. Ông Deshchytsia tuyên bố rằng, hoạt động đặc biệt ở khu vực Đông Nam Ukraina bị trì hoãn trong vài ngày vì nhiều lý do, bao gồm cả các hoạt động có liên quan đến các thỏa thuận ở Geneva hôm 17/4 và những nỗ lực để giải phóng một nhóm quan sát viên quân sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tuy nhiên, phát ngôn viên chính thức của chính quyền Kiev đưa ra đảm bảo, hoạt động này sẽ tiếp tục. Đức: Kêu gọi Nga tiếp tục xoa dịu với Ukraine Phát biểu trên tờ Bưu điện sông Rhein của Đức ngày 8/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục có những bước đi nhằm làm dịu tình hình ở Ukraine. "Tổng thống Putin cần tiếp tục kêu gọi các lực lượng thân Nga ở Ukraine hạ vũ khí và rút khỏi các tòa nhà đang chiếm giữ", Thủ tướng Merkel nói. Bà cũng cho rằng, Ukraine vẫn đang chịu áp lực rất lớn trước việc Nga đóng quân gần biên giới nước này hay việc Quốc hội Nga ủy thác cho Tổng thống Putin quyền tấn công quân sự vào Ukraine. Bà Merkel nhắc lại ý tưởng tiến hành một hội nghị bàn tròn nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraine, và bà khẳng định, bản thân cũng như Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đều nỗ lực ủng hộ việc tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 tới một cách tự do và dân chủ, nhằm bầu ra một vị tổng thống mới. Thủ tướng Merkel cũng đánh giá cao việc Tổng thống Putin đã kêu gọi lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine hoãn tiến hành trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine. Nga: Yêu cầu Ukraine trả tiền trước khi mua khí đốt Theo AFP, ngày 8/5, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố, Ukraine sẽ phải trả tiền trước đối với tất cả các đơn hàng khí đốt trong tương lai của nước này vì Kiev vẫn đang nợ hàng tỷ USD tiền khí đốt. Trong một thông cáo, Bộ trưởng Novak nhấn mạnh: “Nga đang triển khai cơ chế trả tiền trước đối với hoạt động vận chuyển khí đốt cho Ukraine.” Trong khi đó, công ty khí đốt của Litva cùng ngày cho hay, đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Gazprom của Nga về việc giảm giá vận chuyển khí đốt tới Litva. Thanh Trà (tổng hợp) Nguồn Xã hội thông tin