Tràn dầu trên biển là sự cố gây ô nhiễm môi trường. Chất thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp cũng là điều làm các nhà khoa học môi trường quan tâm, giải pháp là dùng chất thải này khắc chế chất thải kia. Các nhà khoa học từ nhóm nghiên cứu Empa của Thụy Sĩ đã sử dụng chất thải cellulose từ gỗ, cây cỏ, phát triển thành chất liệu xốp giống như bọt biển. Chất liệu này có thể hấp thu lượng dầu tràn ngoài biển gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó. Ảnh: extremetech.com Bọt gỗ xốp được tạo ra từ phản ứng hóa học biến đổi, bổ sung của nanofibrillated cellulose (NFC), còn được gọi là nanocellulose. NFC thông thường được tạo ra bởi cellulose (thu từ chất gỗ thải, giấy vụn, phụ phẩm nông nghiệp), thêm nước vào, nhào trộn đều và đun bột này ở áp suất cao để tạo ra một loại gel, sau đó đông khô gel để loại bỏ nước tạo thành miếng bọt biển mà bản chất là các sợi nanocellulose dài liên kết cùng nhau, chất bọt xốp này có thể thấm cả dầu và nước. Cũng vì có thể hút cả hai loại chất lỏng nên bọt gỗ xốp sẽ bị giảm tác dụng khi làm việc trên mặt biển. Vì vậy, để ngăn chúng hút nước mà chỉ ưu tiên hút dầu tràn, các nhà nghiên cứu từ Empa đã trộn thêm alkoxysilane trước khi thực hiện quá trình đông khô. Nghiên cứu thực hành trong phòng thí nghiệm cho thấy bọt xốp gỗ có hiệu quả loại bỏ các chất như dầu silicon, ethanol, acetone, chloroform... từ các mẫu nước chỉ mất vài giây. Tạp chí Gizmag cho biết Empam đang tiếp tục mở rộng quy mô công nghệ để ứng dụng vào thực tế xử lý các sự cố tràn dầu trên diện rộng. Nguồn KhoaHoc.com.vn