Kéo dài tuổi thọ cho pin

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 6, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 369)

    Một viên pin về cơ bản gồm cực âm dương, cực dương âm và chất điện phân, chúng có vai trò riêng biệt và độc lập. Mới đây nhóm các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm năng lượng quốc gia Oak Ridge (Mỹ) tìm cách thách thức lý thuyết này.

    Đột phá của nhóm nghiên cứu là tạo ra một dạng pin hóa học mới.

    Nhóm nghiên cứu đã chọn làm việc với pin lithium fluoride carbon. Pin này được coi là lý tưởng với khả năng nâng dung lượng lẫn kéo dài tuổi thọ ở mức độ cao và ổn định.

    [​IMG]
    Pin hóa học mới có thể có tuổi thọ lên đến vài thập kỷ - (Ảnh: Gizmag/Shutterstock)

    Bằng cách kết hợp điện phân dạng rắn lithium thiophosphate, một dạng pin hóa học mới đã hình thành, trong đó điện cực và cực âm đã hợp tác khi hoạt động, kết quả là dung lượng được tăng cao hơn 26%.

    Tạp chí Gizmag tiết lộ rằng, loại pin hóa học mới này có tuổi thọ nhiều năm, thậm chí đến cả vài thập kỷ vì vậy đem lại lợi ích lớn cho những thiết bị cần thời gian hoạt động lâu dài cho mỗi lần sạc pin hoặc thay pin, ví dụ như máy tạo nhịp tim, hệ thống khóa tự động hoặc các cảm biến từ xa…

    Gizmag dẫn lời nhà khoa học Chengdu Liang, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết một máy tạo nhịp tim hiện nay tối đa 10 năm là phải phẫu thuật để thay pin mới. Nhưng với công nghệ pin mới, máy tạo nhịp tim có thể có đủ năng lượng làm việc liên tục 30 - 50 năm.

    Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Kéo dài tuổi thọ cho pin

Share This Page