Đo được thời gian trên hành tinh lạ

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, May 2, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 500)

    Lần đầu tiên các chuyên gia Trái đất đo được chính xác tốc độ xoay của một hành tinh ngoại lai, từ đó biết được thời gian ngày và đêm trên hành tinh này.

    [​IMG]
    Hình ảnh của Beta Pictoris b theo tưởng tượng của các nhà thiên văn học - (Ảnh: ESO)

    Beta Pictoris b là hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời được đo độ dài ngày/đêm, theo đó nó chỉ mất 8 giờ để xoay quanh trục với tốc độ 99.779km/giờ, hơn hẳn mọi hành tinh trong hệ mặt trời.

    Để dễ so sánh, sao Mộc có tốc độ xoay 46.670km/giờ, trong khi xích đạo của Trái đất chỉ dừng ở tốc độ 1.706km/giờ.

    Space.com dẫn lời Remco de Kok, nhà thiên văn học của Đài quan sát Leiden (Hà Lan), cho biết thêm Beta Pictoris b là hành tinh khí có kích thước gấp 10 lần sao Mộc, thuộc hệ sao Beta Pictoris cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng.

    Đây là hệ sao thuộc chòm Hội giá, có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở phía nam bầu trời.

    Các chuyên gia đã rút ra kết luận về độ dài ngày/đêm của hành tinh trên nhờ vào dữ liệu do Kính viễn vọng Lớn thuộc Đài quan sát Nam Âu cung cấp.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đo được thời gian trên hành tinh lạ

Share This Page