Đàn piano cho người nằm trên giường, nôi gắn radio để ru em bé là những phát minh độc đáo nhưng không có tính ứng dụng xuất hiện sau Thế chiến I. Giữa Thế chiến I và Thế chiến II là khoảng thời gian của sự mất mát và thay đổi đến chóng mặt, nhưng cũng là thời đại của các phát minh, sáng kiến và sự sáng tạo. Tuy nhiên, ngoài những phát minh đó, cũng có một số sáng kiến vui nhộn nhưng không có tính hữu dụng và bị lãng quên ngay sau đó. Trong hình là lốp xe dùng làm phao khi bơi ở Đức năm 1925. Xe mô tô một bánh do M. Goventosa de Udine, người Italy sáng chế năm 1931, với vận tốc tối đa 150km/h. Xe đạp đi trên cạn và dưới nước, phát minh ở Paris, Pháp năm 1932. Ô tô nhiều bánh đi trên mọi địa hình ở Anh năm 1936. Xe đẩy gắn đài và loa để ru em bé ngủ ở Mỹ năm 1921. Mũ gắn radio ở Mỹ năm 1931. Thử nghiệm kính chống đạn ở New York, Mỹ năm 1931. Xe lưu động siêu dài do một kỹ sư người Pháp sáng chế năm 1934. Piano dành cho người nằm trên giường ở Anh năm 1935. Kính đọc sách cho người nằm trên giường ở Anh năm 1936. Áo khoác có hệ thống sưởi ấm chạy bằng điện được thiết kế cho cảnh sát giao thông ở Mỹ năm 1932. Ô tô gắn bộ phận an toàn phía trước để tránh gây thương vong khi húc phải người đi đường ở Pháp năm 1924 Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) thuở sơ khai được gắn trên ô tô năm 1932. Thang gấp được dùng trong việc cứu hộ do L. Deth phát minh năm 1926 ở Hà Lan. Năm 1938, tờ báo được phát hành và in qua máy fax được phát minh ở New York, Mỹ. Mặt nạ chống bão tuyết ở Canada năm 1939. Xe đẩy cung cấp dưỡng khí phòng độc ở Anh năm 1938. Khẩu súng Colt 38 gắn một máy ảnh nhỏ và sẽ chụp ảnh khi bóp cò, được phát minh ở New York, Mỹ năm 1938. Nguồn KhoaHoc.com.vn