(XHTT) Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA vừa xác nhận sự tồn tại đầu tiên của hành tinh giống Trái Đất, có thể giữ nước ở dạng lỏng. Kepler-186f quay xung quanh ngôi sao M trong chòm sao Cygnus. Nhưng quan trọng hơn, nó là hành tinh có kích thước như Trái Đất đầu tiên, tồn tại khả năng sinh sống ở nơi khác trong vũ trụ. Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA vừa xác nhận sự tồn tại đầu tiên của hành tinh giống Trái Đất, có thể giữ nước ở dạng lỏng. Hành tinh này có tên gọi là Kepler-186f, và được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler mà NASA đưa vào hoạt động vào năm 2009 nhưng mới tê liệt gần đây. Nhưng trước khi tê liệt, nó đã thu thập các dữ liệu quan trọng, trong đó có thông tin về Kepler-186f mà các nhà khoa học vẫn đang phải nghiên cứu về hành tinh này. Elisa Quintana, nhà nghiên cứu tại viện SETI của Trung tâm nghiên cứu Ames trực thuộc NASA cho biết, đây là hành tinh đầu tiên được phát hiện có kích thước bằng Trái Đất, và nó tồn tại trong vùng sinh sống của một ngôi sao khác. Theo nhà thiên văn học Stephen Kane của trường Đại học San Francisco, nó có thể được gọi là hành tinh sống, và đó là nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm hành tinh có sự sống. Kepler-186f là hành tinh thứ năm và ngoài cùng của sao M thuộc dải ngân hà Milky, cách Trái Đất khoảng 500 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Cygnus. Quintana khẳng định, M là chòm sao có nhiều ngôi sao nhất, và các dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó cũng có các hành tinh quay xung quanh ngôi sao M. Theo NASA, chòm sao M quay xung quanh mặt trời, và một năm của chòm sao này kéo dài 130 ngày, nghĩa là bằng 1/3 thời gian trên Trái Đất, nghĩa là nó ở gần rìa ngoài cùng của vùng tồn tại sự sống. Bên cạnh đó, nó có các khu vực chứa chất lỏng, khiến nó có thể có những nơi tồn tại bề mặt đá giống Trái Đất. Paul Hertz, Giám đốc Bộ phận Vật lý thiên văn của NASA, cho rằng việc phát hiện ra Kepler-186f là bước quan trọng hướng tới việc tìm kiếm hành tinh giống Trái Đất. Nhiệm vụ của NASA trogn tương lai là khảo sát các hành tinh khác thông qua các vệ tinh và kính viễn vọng không gian James Webb, giúp khám phá những hành tinh gần nhất và xác định thành phần cũng như điều kiện khí quyển trên nó. Diệp Anh (theo cnet.com) Nguồn Xã hội thông tin