Sao Thổ có mặt trăng sơ sinh

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Apr 16, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 343)

    Giới thiên văn học cho rằng tàu du hành Cassini đã chứng kiến sự ra đời của một mặt trăng con ở vành đai sao Thổ.

    [​IMG]
    Dấu chấm nhỏ sáng màu trong hình được cho là mặt trăng sơ sinh - (Ảnh: NASA)

    Được đặt tên là Peggy, mặt trăng non nằm ở rìa ngoài của vành đai A sao Thổ, tức phía xa nhất của vành đai lớn của hành tinh.

    Nó được tìm thấy cách đây khoảng 1 năm, nhờ vào công của giáo sư Carl Murray công tác tại Đại học Nữ hoàng Mary (Anh) và được đặt tên theo mẹ vợ của ông.

    Trong một phát hiện tình cờ, giáo sư Murray lưu ý một tình trạng nhiễu loạn ở vành đai A, với một hình cung có độ sáng hơn 20% so với xung quanh, theo chuyên san Icarus.

    Hình cung này dài 1.200km và rộng 10km, được tạo ra do hiệu ứng trọng lực của mặt trăng mới.

    Vào thời điểm hiện tại, các nhà khoa học ước tính đường kính của Peggy có thể vào khoảng 0,8km, và sự xuất hiện của nó có thể giúp giới thiên văn hiểu được cách thức tượng hình của các mặt trăng băng giá của sao Thổ.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sao Thổ có mặt trăng sơ sinh

Share This Page