MH370: Lại xuất hiện thông tin máy bay bị “bắt cóc”

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Apr 9, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 345)

    (XHTT) Mới đây, tờ "Cả thế giới", thuộc cơ quan tình báo đặc biệt của Nga dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, chiếc MH370 đã mất tích của Malaysia không rơi xuống Nam Ấn Độ Dương mà bị “bắt cóc” tới khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan.


    Trên website của tờ MK (Nga) ngày 7/4 đã đưa tin, chiếc máy bay mất tích của Malaysia với 227 hành khách và phi hành đoàn 12 thành viên đang ở khu vực Kandahar, Afghanistan gần biên giới với Pakistan. Chiếc máy bay Boeing 777 khổng lồ đậu trên một con đường nông thôn nhỏ hoang vắng với một cánh bị gãy.

    Nhờ hạ cánh an toàn, tất cả 239 người trên chiếc máy bay bị mất tích đều còn sống. Họ bị những kẻ bắt cóc phân ra thành 7 nhóm, đang sống dưới sự kiểm soát gắt gao trong các túp lều nhỏ chật chội.

    Trong 7 nhóm hành khách trên chiếc máy bay MH370, có một nhóm “đặc biệt” 20 người, gồm các nhân vật quan trọng được giữ riêng trong một hầm. Hiện vẫn chưa rõ động cơ của nhóm bắt cóc máy bay và nhóm này cũng chưa công khai ra yêu sách của họ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, nhóm bắt cóc thực hiện vụ cướp máy bay táo tợn được cho là muốn gây sức ép với Trung Quốc và Mỹ về một vấn đề chưa được tiết lộ.

    [​IMG]

    Trên website của MK (Nga) vừa đưa ra thông tin “gây sốc” về chiếc máy bay mất tích.

    Việc tìm kiếm ở Nam Ấn Độ Dương vẫn tiếp tục

    Song song đó, theo những nguồn tin chính thống, việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích tại Nam Ấn Độ Dương vãn tiếp tục và đã có tín hiệu lạc quan khi liên tục có tin nói tàu của Trung Quốc và Australia đã bắt được tín hiệu “ping”, có thể là từ hộp đen của máy bay. Còn giới chức Malaysia thì thêm lạc quan và hy vọng sẽ tìm thấy chiếc máy bay mất tích trong vài ngày tới.

    Malaysia đã thành lập ba ủy ban cấp bộ, gồm Ủy ban về vấn đề thân nhân của các hành khách và phi hành đoàn do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đứng đầu, Ủy ban về kỹ thuật do Thứ trưởng Bộ Giao thông đứng đầu và Ủy ban triển khai các phương tiện tìm kiếm do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu để tăng cường các nỗ lực và tổ chức tốt hơn các hoạt động tìm kiếm.

    [​IMG]

    Người nhà hành khách trên chuyến bay MH370 thắp nến tưởng niệm tròn một tháng chiếc máy bay mất tích.

    Australia lên phương án tìm kiếm MH370 bằng tàu ngầm không người lái

    Trong bối cảnh thời gian dò tìm hộp đen của chiếc máy bay xấu số đang cạn dần (cạn nguồn pin), nhà chức trách Australia đã lên kế hoạch triển khai một tàu ngầm không người lái nhằm nỗ lực tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc máy bay MH370 của Malaysia mất tích cách đây một tháng (ngày 8/3).

    Phát biểu với báo giới ngày 8/4, cựu chỉ huy lực lượng quốc phòng Australia Angus Houston, người tham gia công tác tìm kiếm ở Perth, cho biết phát hiện các tín hiệu có thể là từ hộp đen của máy bay mất tích MH370 tới nay vẫn là đầu mối khả quan nhất.

    Điều cần làm hiện nay là xác nhận thêm khả năng máy bay gặp nạn bằng cách tìm ra một số vật thể nhìn được bằng mắt thường, ví dụ như mảnh vỡ của máy bay ở đáy hoặc trên bề mặt đại dương.

    Triển vọng tìm mảnh vỡ trên bề mặt đại dương đã giảm, đặc biệt sau khi có một cơn bão đã đi qua khu vực tìm kiếm. Chính vì vậy, việc dùng tàu ngầm để tìm mảnh vỡ là điều cần thiết.

    Tuy nhiên, giới chức phụ trách công tác tìm chiếc máy bay MH370 mất tích cũng cho biết sẽ không triển khai tàu ngầm mini dò tìm ở đáy biển trước khi phát hiện thêm các tín hiệu tương thích với hộp đen của chiếc máy bay này.

    Hiện có 11 máy bay quân sự cùng 3 máy bay dân sự và 14 tàu đang tham gia tìm kiếm chiếc máy bay xấu số này ở Nam Ấn Độ Dương, với diện tích tìm kiếm khoảng 77.580km2.
    Theo JACC, tàu Ocean Shield phụ trách tìm kiếm tại điểm cuối cùng phía Bắc khu vực tìm kiếm, trong khi tàu Hải Tuần 1 của Trung Quốc và tàu HMS Echo của Anh phụ trách tìm kiếm tại điểm cuối phía Nam.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - MH370: Lại xuất hiện thông tin máy bay bị “bắt cóc”

Share This Page