Tràn ngập thiết bị đeo tấn công cơ thể người dùng

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Apr 2, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 474)

    Riêng tư và kiểu dáng chỉ là hai trong nhiều câu hỏi lớn cho thể loại thiết bị đang nổi lên này.


    Mục tiêu của các nhà sản xuất thiết bị di động đã vượt ra ngoài túi quần/áo người dùng. Giờ đây, họ muốn chiếm toàn bộ cơ thể bạn.

    Cuối tháng trước, Google đã trình làng Android Wear, một nhánh của hệ điều hành Android dành riêng cho thiết bị đeo (wearable). Những thiết bị đầu tiên chạy Android Wear, đồng hồ thông minh (smartwatch) của LG và Motorola, cũng đồng thời được công bố sẽ đáp xuống thị trường trong hè này. Xu hướng thiết bị đeo đang gây sốt sau những màn khuếch trương tại triển lãm CES hồi đầu năm.

    [​IMG]
    Vòng đeo tay thông minh SmartBand của Sony.

    Mảng kinh doanh lớn

    Các thiết bị nâng tầm cuộc sống này chưa khiến mọi người đổ xô đi mua chúng. Vẫn còn nhiều mối băn khoăn chưa được giải đáp, như sự riêng tư của người dùng và những kiểu dáng nào sẽ đủ tiện dụng và hấp dẫn dài lâu.

    Thị trường thiết bị đeo theo dự đoán đầy tiềm năng đang thực sự hấp dẫn các nhà cung cấp bởi chưa có “tay chơi” nào làm chủ thị trường, một không gian đang rộng mở chào đón tất cả cùng tham gia.

    Mảng kinh doanh thiết bị đeo được dự đoán sẽ có giá trị hơn 1,5 tỷ USD trong năm 2014, tăng gần gấp đôi so với năm 2013, theo một báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái của Juniper Research. Công ty nghiên cứu thị trường Anh cho biết năm 2014 sẽ là "năm bước ngoặt" của thiết bị đeo.

    Việc các nhà cung cấp đang đổ xô vào thị trường mới mẻ này có thể hiểu được, như cách lý giải hết sức hợp lý của CEO Sony Kaz Hirai, người dùng chỉ có hai tay và một cái đầu, họ không thể đeo 10 sản phẩm khác nhau.

    "Một khi bạn buộc chặt cổ tay của một ai đó với một sản phẩm cụ thể, họ sẽ thường xuyên gắn bó với nó", ông nói trong bài phát biểu tại CES.

    Tại CES, Sony đã giới thiệu "Core", một thiết bị theo dõi các hoạt động của cơ thể mà liên kết với một ứng dụng Android để cung cấp thông tin hoạt động trong ngày của người dùng, như: số bước chân đã đi, khoảng cách bao xa, bản đồ GPS của tuyến đường đã đi qua, và thậm chí cả các bài hát họ đã nghe.

    Những khởi đầu nhỏ

    Sự bùng nổ của thiết bị đeo hiện tại có thể xem như được khởi nguồn từ khoảng năm 2006, khi Nike bán ra vòng tay kỹ thuật số đếm số bước chân người đeo. Thiết bị Plus nhỏ bé của hãng gắn trong đế giày chạy và đếm số bước cùng thời gian chạy. Thông tin được gửi tới một ứng dụng iPod và cập nhật lên một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người có thể theo dõi và so sánh những kết quả luyện tập của họ.

    Các công ty khác cũng nhập cuộc, và vào cuối năm 2008 Fitbit gây sự chú ý đáng kể với thiết bị theo dõi sức khỏe có cùng tên gọi. Fibit khiến nhiều người kinh ngạc vì nhỏ, dễ đeo và âm thầm thu thập dữ liệu suốt một ngày dài – dù bạn mang đôi giày nào.

    Hơn nữa, Fibit không đòi hỏi phải được kết nối liên tục với smartphone. Người dùng có thể đeo bất cứ đâu, nơi làm việc, ở nhà hay phòng tập thể lực và tải lên dữ liệu khi kết nối thiết bị với một trạm docking. Thiết bị sánh được với khả năng kết nối liên tục của kỷ nguyên điện thoại thông minh chỉ mới bắt đầu.

    Làn sóng thứ hai

    Fitbit được cải tiến liên tục. Phiên bản mới nhất, Fitbit Force giá 130 USD, là một thiết bị kiểu vòng đeo cổ tay với một màn hình hiển thị kỹ thuật số nhỏ. Ngoài đếm số bước chân, nó còn có khả năng đo quãng đường người dùng đã đi, khoảng thời gian hoạt động và lượng calo đã đốt cháy. Thiết bị còn có thể ước chừng số bậc cầu thang mà người dùng đã bước lên. Về đêm, thiết bị có tác dụng theo dõi giấc ngủ của người dùng.

    Jawbone, một nhà sản xuất loa và tai nghe có trụ sở ở San Francisco (Mỹ), bán vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Up 24, giá 150 USD. UP 24 kết nối không dây với smartphone, có thể đo số bước chân, theo dõi giấc ngủ cũng như thói quen ăn uống của người dùng để có những khuyến cáo phù hợp.

    Một thiết bị theo dõi sức khỏe phổ biến khác, Basis B1 có kiểu dáng đồng hồ đeo tay, giá 199 USD tích hợp nhiều cảm biến ở mặt sau, phía tiếp xúc với làn da người đeo, cho phép đo huyết áp, nhịp tim và mồ hôi thoát ra. Mới đây, Basis tiếp tục tung ra phiên bản nâng cấp mang tên Carbon Steel Edition, giá bán 199 USD, trong khi B1 được giảm giá xuống còn 179 USD.

    Nike đã cải tiến thiết bị của mình và hiện đang bán vòng đeo tay Fuelband SE với giá 150 USD. Thiết bị giúp đo lường mức độ hoạt động trong ngày để nhắc người dùng tăng cường luyện tập nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Thiết lập được đặt thông qua một ứng dụng chạy trên iPhone.

    [​IMG]
    Fitbit Force mới với một màn hiển thị OLED nhỏ.
    Đối thủ của Nike, Adidas cũng tung ra chiếc smartwatch theo dõi sức khỏe mang tên miCoach Smart Run. Thiết bị dùng màn hình màu, thay vì đơn sắc như của vòng đeo tay B1, cung cấp thông tin tập luyện gồm cả khoảng cách và thời gian đi hết bao lâu. Thiết bị tích hợp kết nối GPS, Bluetooth, Wi-Fi, và gia tốc kế đo bước chạy, có thể kết nối qua Bluetooth với một màn hình hiển thị nhịp tim tùy chọn.
    Apple vẫn là ẩn số

    Vào cuối năm 2012, nổi lên nhiều thông tin về việc Apple đang phát triển một smartwatch với sự hợp tác của Intel. Apple không xác nhận dự án tồn tại hay không, nhưng thành công của hãng trong việc định nghĩa lại các thị trường âm nhạc di động và smartphone khiến công chúng vẫn tập trung để ý tới những động thái của Apple. Niềm tin Apple sản xuất smartwatch càng được củng cố khi vào giữa năm 2013 nhiều tin tức rò rỉ cho rằng Apple đã tuyển dụng Jay Blahnik, nhà phát triển Fuelband của Nike, để tăng cường cho đội thiết bị đeo của hãng.

    Phát biểu tại hội nghị All Things D hồi tháng 5/2013, CEO Tim Cook của Apple cho rằng cổ tay là nơi đáng quan tâm, nhưng theo ông để một thiết bị công nghệ hoạt động ở đó trước hết nhà cung cấp phải thuyết phục mọi người đó là một sự đáng kinh ngạc mà họ muốn đeo.

    Sự đáng kinh ngạc đó đang được một vài công ty cố gắng biến thành hiện thực với cái gọi là “đồng hồ thông minh”, hoạt động cặp đôi cùng điện thoại Android.

    Smartwatch 2 của Sony đã chạy các ứng dụng viết riêng, mang Gmail, Twitter và Facebook lên cổ tay người dùng. Thiết bị đã giành được nhiều lời khen ngợi về vẻ đẹp thiết kế, nhưng lại gặp sự chỉ trích liên tục về độ phân giải của màn hình LCD 1,6 inch. Màn hình độ phân giải 220 x 176 pixel không cho phép hiển thị hình ảnh và ký tự sắc nét. Các thông báo cũng không được đồng bộ: tin nhắn dù được đọc vẫn không được đánh dấu đã đọc trên điện thoại.

    Rõ ràng, công nghệ vẫn đang trong giai đoạn sơ khai.

    Pebble, một công ty khởi nghiệp, đã huy động được hàng triệu đô la Mỹ thông qua kêu gọi trên trang Kickstarter để gây quĩ phát triển cho chiếc đồng hồ đầu tiên của mình. Đồng hồ thông minh Pebble, giá bán 249 USD, kết hợp các chức năng của thiết bị theo dõi sức khỏe với máy chơi nhạc và khả năng phát thông báo. Màn hình độ phân giải thấp hơn cả thiết bị của Sony, chỉ đạt mức 144 x 168 pixel, và sử dụng công nghệ e-paper, đồng nghĩa với thời lượng sử dụng pin lâu hơn, nhưng chỉ hiển thị hình ảnh đơn sắc. Ưu thế của Pebble là hoạt động được với cả điện thoại Android và iOS.

    Samsung cũng đã nhảy vào thị trường với loạt sản phẩm Galaxy Gear, gồm smartwatch, đã bước sang thế hệ 2, và vòng đeo tay theo dõi sức khỏe. Smartwatch phiên bản đầu của Samsung không nhận được nhiều phản hồi tích cực của giới công nghệ sau khi họ dùng thử.

    Samsung, với Galaxy Gear, dường như muốn có mặt trên thị trường trước Apple. Nhưng theo nhiều chuyên gia, một số công ty đang chờ thời, quan sát những bước đi mới của Apple thay vì chủ động nhảy và thị trường cạnh tranh.

    Những sản phẩm của Apple thường mang tính định hướng, và thị trường có thể đeo rất có thể lặp lại điều đó.

    Nhưng có một người “khổng lồ” khác đang cố tìm cách quàng lên đầu người dùng một sản phẩm cao cấp.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Tràn ngập thiết bị đeo tấn công cơ thể người dùng

Share This Page