Quốc hội và người dân Nhật quan tâm đến Nghi án "Đường sắt"

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 30, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 389)

    (XHTT) Liên quan đến nghi án hối lộ khoảng 16,4 tỷ đồng để được nhận thầu dự án thiết kế xây dựng tuyến đường sắt nội đô Ngọc Hồi - Yên Viên, Bộ GTVT đã cử một đoàn công tác sang Nhật để xác minh. Chiều tối 29/3, Bộ GTVT đã phát đi thông cáo, cho biết chưa có thông tin về những người đã nhận hối lộ sau kết quả làm việc tại Nhật Bản.


    Cơ quan Tư pháp Nhật đang điều tra

    Thông cáo của Bộ GTVT nêu rõ, từ ngày 25-28/3, Bộ GTVT đã tổ chức Đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu, đã sang Nhật Bản để làm việc với các cơ quan hữu quan Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm làm rõ các thông tin mà báo Nhật Bản (Yomiuri Shimbun) đưa tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ các cán bộ ngành đường sắt Việt Nam.

    [​IMG]

    Đường sắt Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch sử dụng bởi có nhiều cảnh đẹp dọc đường.

    Tại các buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đề nghị Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA xác minh thông tin mà báo chí đã nêu, cung cấp và chia sẻ thông tin về tình hình điều tra vụ việc đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc tăng cường công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.

    Đề cập đến nghi án của JTC “lại quả” quan chức ngành đường sắt Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA cho biết, hiện nay vụ việc đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế) điều tra. Cho tới nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA chưa có thông tin về tình hình điều tra vụ việc và thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận điều tra chính thức và được sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản.

    Trong khi công tác điều tra đang được tiến hành tại Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đề nghị, hai nước cần khẩn trương làm rõ, công khai minh bạch về vụ việc xảy ra. Phối hợp để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA.

    "Việt Nam cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nếu vụ việc được cơ quan điều tra kết luận là có thực. Các bộ, ngành của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Nhật Bản và JICA tại Việt Nam để thống nhất nội dung thông tin cung cấp công khai cho công chúng và thiết lập cơ chế đối thoại phòng chống tham nhũng giữa hai bên", phía Nhật Bản đề nghị.

    Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, “Quốc hội và đặc biệt là người dân Nhật Bản quan tâm đến vụ việc này. Vì vậy, nếu vụ việc xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là một vấn đề rất đáng tiếc và hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của Nhật Bản,” thông cáo báo chí của Bộ GTVT nhấn mạnh.

    Nhật Bản sẽ sửa đổi định hướng đối với viện trợ ODA

    Cũng trong diễn tiến của vụ việc, ngày 28/3, ông Fumio Kishida, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ sửa đổi đường lối chỉ đạo đối với Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước này để sử dụng nguồn vốn ODA một cách chủ động và mang tính chiến lược, vì hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu cũng như vì an ninh và tái sinh nền kinh tế Nhật Bản.

    Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lập ra một ủy ban, gồm tám thành viên do ông Taizo Yakushiji, giáo sư danh dự thuộc Đại học Keio đứng đầu, nhằm thúc đẩy thảo luận việc sửa đổi Hiến chương ODA lần đầu tiên trong 11 năm qua kể từ khi điều lệ này được soạn thảo (năm 1992) và sửa đổi (năm 2003), đồng thời Bộ này dự kiến sẽ biên soạn một Hiến chương mới từ nay đến cuối năm 2014.

    Căn cứ vào chính sách tích cực đóng góp cho hòa bình, Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước cùng chia sẻ những giá trị nền tảng như tự do, dân chủ,… khi nước này triển khai ODA tầm chiến lược như là công cụ ngoại giao. ODA sẽ không chỉ giúp loại bỏ đói nghèo mà còn giúp xử lý các vấn đề phát triển và toàn cầu khác như y tế quốc tế, ngăn chặn thiên tai và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đồng thời cũng là nhân tố được cho là sẽ tác động ngược trở lại, giúp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng.

    Năm 2012, ODA của Nhật Bản đạt tổng cộng khoảng 10,6 tỷ USD, giảm 2,1% so với năm 2011, xếp thứ 5 sau Mỹ, Anh, Đức và Pháp.

    Việt Nam là nước nhận nguồn vốn ODA lớn nhất của Nhật Bản với 1,64 tỷ USD, tiếp đó là Afghanistan với 873 triệu USD, Ấn Độ 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Quốc hội và người dân Nhật quan tâm đến Nghi án "Đường sắt"

Share This Page