Điện hạt nhân tại Nhật: Những thảm họa thời hậu thảm họa

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 13, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 375)

    (XHTT) Thảm kịch Fukushima đã khiến Nhật Bản phải tắt các nhà máy điện hạt nhân của mình, nhưng việc chi phí phát điện tăng cao trong ba năm liên tục và lượng khí CO2 thải ra đã khiến họ nghĩ lại.


    Trong ba năm kể từ khi thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xảy ra, Nhật đã cố gắng thay thế điện hạt nhân bằng nhiên liệu hóa thạch, nhưng cái giá quá cao đã khiến họ phải ngừng lại và hiện tại, chính quyền Nhật đã bị thuyết phục rằng họ phải mở cửa các nhà máy điện hạt nhân.

    [​IMG]

    Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

    Trước trận động đất, sóng thần và khủng hoảng, Nhật là một quốc gia hoạt động bằng điện hạt nhân. Hồi năm 2010, 54 nhà máy của họ tạo ra 31% tổng lượng điện của cả nước và chiếm đến 10% lượng năng lượng hạt nhân của thế giới. Sau thảm họa, chính phủ Nhật yêu cầu đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân nhằm thử nghiệm để xem liệu chúng có thể tồn tại trước những điều kiện khắc nghiệt hay không, và chỉ hai trong số đó được vận hành trở lại. Vào năm 2012, thủ tướng Nhật nói họ sẽ rời bỏ điện hạt nhân hoàn toàn vào năm 2030. Lỗ hổng mà việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân để lại được Nhật lấp đầy bằng than, khí thiên nhiên và dầu.

    [​IMG]

    Phân chia tỉ lệ năng lượng tại Nhật từ năm 2010 - 2013.

    Tuy nhiên do Nhật không có bất kỳ nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch nào, họ phải mua toàn bộ từ nước ngoài. Theo Cơ quan thông tin năng lượng (Energy Information Agency), năm 2012 Nhật là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Nhập khẩu dầu hàng năm của họ đã tăng 4% từ 2010 tới 2012 và lượng khí hóa lỏng nhập khẩu tăng đến 24%. Vì nguyên nhân này, chi phí cho năng lượng của Nhật trong năm 2012 cao hơn năm 2010 đến 30 tỉ USD – tăng 41% theo một báo cáo của Học viện kinh tế năng lượng Nhật Bản.

    Việc đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn cũng thải ra nhiều khí CO2 hơn. Kể từ thảm họa Fukushima,lượng khí thải tăng lên là cao nhất trong 20 năm nay, và riêng lượng khí thải của năm 2012 đã tăng 6% so với một năm trước đó.

    [​IMG]

    Biểu đồ khí thải CO2 sau thảm họa Fukushima.

    Một kế hoạch sơ thảo đưa ra tháng trước đưa năng lượng hạt nhân trở lại vị trí trung tâm kế hoạch năng lượng của Nhật và ưu tiên cho việc khởi động lại các lò phản ứng đã bị đóng cửa. Các công ty đã đăng ký để khởi động lại 17 lò phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, với những biện pháp an toàn nghiêm ngặt được áp dụng kể từ thảm kịch Fukushima, nền công nghiệp hạt nhân Nhật sẽ tiến bộ hơn. Mỗi nhà máy sẽ tốn khoảng 1 tỉ USD để khởi động lại và phải nằm trong quá trình giám sát dài 6 tháng của Cơ quan Quy định Hạt nhân mới thành lập. Ttrong hoàn cảnh lạc quan nhất Nhật Bản sẽ có thể khởi động lại 10 nhà máy điện hạt nhân mỗi năm.

    Phương Thảo (Theo Technology Review)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Điện hạt nhân tại Nhật: Những thảm họa thời hậu thảm họa

Share This Page