Tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân Lê Văn Nở (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đang nằm điều trị khi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn sau khi ăn tiết canh dê. Bệnh nhân Nở sau đó đã xuất hiện những dấu hiệu như sốt, rét run, trên da có các nốt ban đỏ… Chiều mùng 1 Tết, bệnh nhân được chuyển ra Hà Nội điều trị. Các bác sỹ chẩn đoán ông bị viêm màng não mủ do nhiễm liên cầu khuẩn. Bệnh nhân Lê Văn Nở đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW. Sức khỏe của vốn tốt nhưng hiện ông bị điếc nặng, không thể nghe đượcVốn có sức khỏe bình thường nhưng do ảnh hưởng của bệnh, hiện bệnh nhân Nở bị điếc rất nặng, chỉ nói được chứ không thể nghe được. Tại thời điểm này, các nốt ban hoại tử trên cơ thể bệnh nhân đã lặn dần, chỉ còn lại ở bắp chân, lòng bàn chân, ngón tay. Theo bác sỹ Vũ Đình Phú, Phó trưởng khoa điều trị tích cực (bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương) thì nhiễm liên cầu khuẩn để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Bắp chân, bàn chân ông Nở và hậu quả từ việc nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh dê“Có người bệnh đã phải cắt bỏ các chi vì mạch máu bị tắc. Nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn gây rối loạn đông máu, khiến tình trạng tắc mạch xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể”, bác sỹ Phú cho hay. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh, 46 tuổi, trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tuy không ăn tiết canh lợn nhưng cũng bị nhiễm liên cầu lợn do đi bán thịt, tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn sống. “Tôi lấy thịt từ lò mổ ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Trước khi bị bệnh, tôi có thái thịt làm đứt tay. Lúc nhiễm bệnh rồi, tôi sốt, đau đầu dữ dội, mình mẩy ê ẩm”, chị Hạnh nói. Bệnh nhân Nguyễn Thị HạnhChị Hạnh cũng bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Hiện tình trạng sức khỏe của chị đang tiến triển tốt. Theo bác sỹ Phú, trong tổng số 16 bệnh nhân nhập viện đợt Tết nguyên đán vừa qua vì nhiễm liên cầu khuẩn thì có 4 bệnh nhân rất nặng, trong đó có 2 bệnh nhân ở Nam Định bị sốc nhiễm khuẩn nặng, huyết áp không đo được và đã tử vong. 12 bệnh nhân còn lại đều bị viêm màng não mủ, chủ yếu ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Bác sỹ Phú cho biết hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ mắc liên cầu lợn. Biện pháp hữu hiệu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, từ khâu giết mổ đến vận chuyển, chế biến, nấu nướng, v..v … Những nốt hoại tử chi chit trên cơ thể của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩnHiện nay, tiết canh là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, tiết canh là “ổ bệnh” nguy hiểm. Lý do là vì trong máu của gia súc, gia cầm (kể cả những con khỏe mạnh đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh). Đó là chưa kể quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở đường hô hấp, da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu. Tiết canh heo, dê, vịt, ngan… đều là món ăn có thành phần máu tươi của con vật nên sẽ chứa nhiều mầm bệnh. Khi ăn, tức là con người trực tiếp đưa vi trùng, vi khuẩn vào người. Tại bệnh viện bệnh nhiệt đới TƯ, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh. Theo VNN