(XHTT) Thị trường smartphone toàn cầu đã mở rộng tới gần 40% trong năm vừa qua nhờ những model có giá thành thấp đã tiếp sức cho nhu cầu lớn tại những thị trường đang nổi. Ví dụ, doanh số bán hàng ở Trung Quốc, đã tăng lên gấp đôi.Khi nhu cầu lan tới thị trường đại chúng, giá thành cũng rơi tự do. Giá thành smartphone đang giảm mạnh Giá bán trung bình của một smartphone giảm tới 13% xuống còn mức 337 USD năm ngoái. IDC kỳ vọng giá thành trung bình sẽ đạt mức 265 USD trong năm 2017. Các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển hướng nhanh chóng tới mốc chủ yếu là bán những máy smartphone có mức giá 150 USD, theo ghi nhận của báo cáo của IDC. Tại châu Á giá thành smartphone được dự đoán sẽ rơi xuống từ mức 262 USD xuống còn 215 USD trong vòng 3 năm. Ở châu Âu mức giảm được dự đoán sẽ còn dốc hơn – 38% - trong khi ở Mỹ với mức trợ giá cao, mức giá thực được kỳ vọng sẽ tăng từ 531 USD lên mức 567 USD (gần gấp đôi mức ở châu Âu trong năm 2017). Câu hỏi lớn ở đây là làm thế nào những nhà sản xuẩt hàng đầu – như Apple và Samsung – tồn tại khi những nhà đầu tư thiết bị từ Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm thị phần và tiếp tục ép giá và do đó ép cả lợi nhuận? Sự tăng trưởng doanh số bán hàng được dự đoán sẽ chậm lại từ 18 – 20% trong vòng vài năm tới, đạt mức 1,7 tỷ trong năm 2017. Chắc chắn, hầu hết sự tăng trưởng đó là nhờ những nhà sản xuất giá thành rẻ. Giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Canalys là Nicole Peng nhận xét hầu hết sự tăng trưởng ở Trung Quốc là ở thị trường bình dân - các thiết bị có giá 200 USD - trong khi thị trường cao cấp vẫn ổn định. Apple đang tụt hậu dần Chúng ta có thể thấy, hiện nay nhu cầu các thiết bị cao cấp đã đạt đỉnh và thị trường cho phân khúc này sẽ tiếp tục co lại. Lenovo đã mua lại Motorola Mobility là một tín hiệu rõ ràng của quá trình chuyển đổi từ sản phẩm sang hàng hoá tiêu dùng của thị trường smartphone. Việc thị phần iPhone năm ngoái đã giảm xuống còn 15% so với mức 20% trong năm 2012 phản ánh rõ nét xu hướng của tương lai. Trong số 5 nhà sản xuất hàng đầu, sự tăng trưởng 13% trong doanh số bán hàng của hãng này là con số thấp nhất. Samsung bán được thêm 43% smartphone trong năm 2013, Huawei tăng 68%, LG 81% và Lenovo 91%. Đáng ngạc nhiên là lợi nhuận ròng của iPhone vẫn đứng vững – hiện tại khoảng 50%. Chúng đã dao động từ 44% - 59% trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, Samsung chỉ đạt khoảng 20% - vừa vặn bằng 1/3 của iPhone. Samsung rõ ràng đã đoán trước được nhu cầu mạnh phía ngoài thị trường cao cấp và tiếp tục mở rộng chủng loại thuộc phân khúc này. Peng nói rằng họ đã tích cực đặt mục tiêu vào thị trường bình dân và tầm trung. “Hãng đã điều chỉnh dải phổ để giảm giá thành, ví dụ đưa ra màn hình lớn nhưng với độ phân giải thấp hơn. Điều này đã cho phép công ty giảm được tới 50 USD cho các thiết bị tầm trung còn 350 USD.”Đối với Apple, bà cho rằng, sự việc sẽ còn khó khăn hơn. “Hãng đã cố gắng để bảo vệ đẳng cấp của mình, nhưng cần phải thay đổi. Hãng có một hình ảnh thương hiệu sáng tạo. Một số người thích những chức năng vượt trội của Apple. Nếu họ có thể tiếp tục, giá thành không phải là vấn đề. ”Peng nói, Apple cần phải khẳng định hãng vẫn có thể mang lại một công nghệ hàng đầu. “Người ta kỳ vọng nhiều từ Apple.” Có lẽ máy tính bảng iPhone 6 sẽ lập được thành công. Thực tế Apple đang nâng cấp chỉ một lần trong một năm có nghĩa rằng hãng đang bị tụt hậu dần trên nhiều lĩnh vực. Một cậu bé 6 tuổi trên đường về nhà mới đây đã chỉ vào tấm biển iPhone 5S khi đi ngang qua cửa hàng Apple tại khu mua sắm IFC của Hồng Kông, hỏi “Tại sao Apple chưa có gì mới nhỉ?” Thành công của Apple được dựa trên việc bán những thiết bị mang tính sáng tạo tới khách hàng là những người có thể chi hơn 700 USD để mua điện thoại. (Ở thị trường được trợ giá, giá cả bị giấu kín, nhưng tổng giá của chủ sở hữu thực tế cao hơn nhiều với những ai có thể đưa ra phép tính). Với những lựa chọn mua máy giá thấp với nhiều loại có những đặc tính cao từ những nhà sản xuất hàng đầu, con số chấp nhận trả tiền cho siêu phẩm iPhone dường như đang giảm. Lenovo, Huawei, ZTE, Xiaomi, Yulong (Coolpad), Oppo và Micromax đều đưa ra những máy smartphone với những đặc tính cạnh tranh với giá thành chưa đến nửa một iPhone 5S. Nhìn vào thị trường Trung Quốc, theo Canalys, iPhone mới có 6% thị phần trong quý 4 và đứng thứ 5 sau Samsung (21%), Lenovo (13%)m Coolpad (11%) và Huawei. Xiaomi đứng thứ 6. Sẽ thú vị xem thị phần sẽ ra sao khi China Mobile đang bán iPhones. Những thương hiệu mới như Xiaomi, Coolpad và Oppo đang gây ồn ã tại Trung Quốc với những chiến dịch tiếp thị vào sự nhận dạng thương hiệu. Bên ngoài Trung Quốc, Huawei đã tuyên bố một thương vụ tài trợ với câu lạc bộ bóng đá Arsenal trong khi ZTE có một vụ tương tự với đội bóng rổ Houston, Rockets là smartphone chính thức cho đội. “Huawei đang tuyển dụng nhiều và đang dịch chuyển theo hướng đi đúng đắn trên con đường làm cho thương hiệu của mình được nhiều người mong muốn,” Peng nói. Bà cũng lưu ý rằng những nhà cung cấp mới không thể đi đúng được với việc tung ra một hoặc thậm chí hai hoặc ba sản phẩm. Với một vài trong số những công ty hiện đang theo hướng model thế hệ thứ ba và thứ tư, họ không chỉ có những đặc tính chuẩn xác mà còn có cả trải nghiệm của người sử dụng và marketing. Người tiêu dùng ở Trung Quốc đã nhận ra điều đó. Những công ty ở nước ngoài cũng sẽ làm tương tự theo thời gian.Vấn đề đặt ra cho Apple sẽ là thương hiệu có tầm quan trợng như thế nào trong cuộc đối mặt với những lựa chọn giá rẻ, hấp dẫn với hầu hết người dùng. Nhưng Apple không bao giờ đặt mục tiêu vào số đông. Với iPhone đang chiếm 55% doanh thu của Apple, câu trả lời sẽ được suy nghĩ đầu tiên trong đầu các cổ đông. Trịnh Trí (theo IDC) Nguồn Xã hội thông tin