(XHTT) Nếu thực sự chỉ muốn Google Play trên smartphone, điều này không thể được. Về cơ bản, để có được Play Store, một OEM phải đồng ý cài đặt tất cả các ứng dụng khác từ Google ở dạng bắt buộc... Theo một tài liệu rò rỉ từ Mobile Application Distribution Agreement (MADA), người dùng đã có được cái nhìn chính xác hơn về những gì liên quan đến quy trình cấp giấy chứng nhận Android từ Google. Android là một nền tảng mã nguồn mở, cho phép bất cứ công ty nào cũng có thể lựa chọn và sử dụng nó, thậm chí tùy biến hệ điều hành theo cách của riêng mình như Amazon với Kindle OS. Tuy nhiên, để có chứng nhận Google Play, các OEM phải qua một loạt các danh sách làm và không nên làm. Không có chứng nhận Google Play, thiết bị sẽ không thể truy cập vào Google Maps, Play Store hoặc bất kỳ ứng dụng tuyệt vời thường liên kết với Android, về cơ bản làm cho thiết bị trở nên vô dụng với hầu hết các sản phẩm khác. Theo thông tin từ MADA tiết lộ, thỏa thuận đầu tiên được Google đưa ra vào năm 2009, thời điểm phiên bản Android 1.1 được phát hành. Và thỏa thuận mới nhất vào năm 2011, nơi các thỏa thuận được cải tiến hơn nhiều. Ứng dụng Google: tất cả hoặc không có gì Điều cần nhấn mạnh đầu tiên trong tài liệu chứng nhận Google Play là người dùng có thể nhận được tất cả ứng dụng từ Google hoặc không có gì. Nói cách khác, nếu thực sự chỉ muốn Google Play trên smartphone, điều này không thể được. Về cơ bản, để có được Play Store, một OEM phải đồng ý cài đặt tất cả các ứng dụng khác từ Google ở dạng bắt buộc, bao gồm Google Voice Search, Gmail, Google Calendar, Google Talk (nay là Hangouts), Google Maps,… Có một số ứng dụng tùy chọn như Google Earth và News & Weather, nhưng Google cho thấy rõ ràng rằng, một OEM phải bao gồm các dịch vụ cốt lõi của hãng nếu muốn được chấp thuận Google Play. Ngoài ra, thỏa thuận của Google cũng chỉ ra rằng các tập tin cài đặt phải được đặt ngay trong App Drawer, nghĩa là các ứng dụng cài đặt trên máy phải được hiển thị một cách thuận tiện nhất để người dùng phát hiện. Không chỉ vậy, các OEM cũng phải trang bị thanh tìm kiếm Google và biểu tượng Market (hay Google Play) ít nhất là trên bảng điều khiển bên cạnh màn hình chính mặc định. Google Search phải được thiết lập như là công cụ tìm kiếm mặc định, và Network Location Provider của Google cũng là mặc định. Báo cáo bán hàng hàng tháng MADA không chỉ cung cấp những điều cần làm để được chấp thuận như là một OEM, nó cũng đòi hỏi các hãng phải đồng ý gửi dữ liệu doanh số bán hàng hàng tháng các thiết bị. Các dữ liệu này được chia theo vùng, về cơ bản cho phép Google theo dõi bao nhiêu thiết bị được bán ra trong mỗi khu vực. Google cũng yêu cầu thu về tất cả các lợi nhuận từ dịch vụ của Google, bao gồm quảng cáo, doanh thu Google Play… Quá trình phê duyệt Theo tài liệu MADA, các OEM cũng cần phải gửi đến 4 mẫu sản phẩm để Google xác nhận đảm bảo OEM đi theo đúng hướng mà hãng đưa ra. Google thậm chí sẽ kiểm tra và chắc chắn rằng phần mềm Android không bị sửa đổi một cách ồ ạt, từ đó ngừng cấp chứng nhận. Khi một OEM được chứng nhận, thỏa thuận cấp phép sẽ có tác dụng trong hai năm. Ngoài ra, tất cả các bản cập nhật trong tương lai từ một OEM phải đáp ứng các chỉ dẫn trong MADA, và có thể do chính Google trực tiếp đưa ra. Sau hai năm, thỏa thuận sẽ cần phải được thương lượng lại nếu một OEM muốn tiếp tục bán các thiết bị được Google chấp nhận. Android có thực sự “mở”? Dựa trên các chính sách và chiến lược của Google trong tài liệu MADA cũng như các chính sách khác từ Google cho thấy Android không phải là một nền tảng miễn phí và mở hoàn toàn. Giới phân tích cho rằng, Google đã ngự trị chặt chẽ, buộc cái OEM không được đưa ra bất kỳ sự tự do thực sự nào, và việc kiểm soát này cuối cùng đã phủ nhận lợi ích của một hệ điều hành mã nguồn mở. Nhìn chung, nó phụ thuộc vào góc nhìn chung từ dùng di động. Nếu một OEM muốn có tất cả các dịch vụ của Google, họ phải tuân thủ chính sách khá nghiêm ngặt để có được chúng. Và cũng cần nhớ rằng, nếu không có dịch vụ Google Play, sẽ là khó để mang lại thành công, trừ khi công ty chấp nhận những hướng đi riêng, chẳng hạn như Amazon. Các OEM vẫn có thể dựa vào cửa hàng đi kèm với Android đã được Google chứng nhận. Điều này khác với iOS hay Windows Phone. Họ cũng có thể thêm ứng dụng của riêng mình, như S Health hay S Voice từ Samsung… vào sản phẩm. Người dùng có thể mua các thiết bị cầm tay và tùy biến chúng với ứng dụng Launcher, chợ ứng dụng bên thứ 3… Thậm chí OEM có thể cung cấp giao diện người dùng để thay thế giao diện tiêu chuẩn của Android, ngay cả khi Google không nhất thiết phải “thích” nó. Dù thế nào đi chăng nữa, Android vẫn có tính linh hoạt, và chắc chắn điều này nhiều hơn so với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Có thể Google quá gây khó khăn trong việc kiểm soát Andorid, hoặc họ chỉ sử dụng ý tưởng “mã nguồn mở” để thu hút người dùng ưa chuộng mã nguồn mở, nhưng nhìn chung thì Android vẫn là nền tảng đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Thu Phương (theo androidauthority.com) Nguồn Xã hội thông tin