Những đột phá được kỳ vọng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 20, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 422)

    Với Công ty Virgin Galactic, 2014 là năm mà họ sẽ thực hiện tour du lịch vũ trụ đầu tiên. Đó chỉ là một trong nhiều sự kiện, ý tưởng, xu hướng thuộc lĩnh vực khoa học-công nghệ được coi là đột phá trong năm nay.

    >>> Video: chuyến bay thử nghiệm thứ 3 của SpaceShipTwo

    Thăm dò vũ trụ


    Tàu vũ trụ của Cơ quan Vũ trụ châu Âu mang tên Rosetta có thể thực hiện sứ mệnh thăm dò trên một sao chổi. Nếu mọi việc suôn sẻ, nó sẽ hạ cánh trên sao chổi Churyumov - Gerasimenko vào tháng 11. Năm nay, sao Hỏa cũng là một nơi nhộn nhịp khi đón tiếp loạt tàu thăm dò từ Trái đất: Tàu vũ trụ của Ấn Độ đến hành tinh này vào tháng 9, cùng khoảng thời gian với tàu thăm dò MAVEN của NASA. Trong khi đó, Robot thám hiểm tự hành Curiosity của NASA sẽ thực hiện thử nghiệm cuối cùng là leo đỉnh Aeolis Mons cao 5,5km trên sao Hỏa để tìm kiếm bằng chứng về nước.

    Một sự kiện thú vị khác là cuối năm 2014, Công ty Virgin Galactic dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào vũ trụ. Đến nay, đây vẫn là công ty duy nhất trên thế giới tạo điều kiện cho những người bình thường được tham quan vũ trụ. Hiện đã có khoảng 650 hành khách đăng ký, mỗi suất trị giá 250.000USD.
    Kỳ tích trong ngành thần kinh học

    Chuyên gia thần kinh Miguel Nicolelis tại Đại học Duke ở Durham, North Carolina, Hoa Kỳ vừa phát triển được một bộ khung đỡ mà não có thể điều khiển được. Với công trình này, nhà khoa học hy vọng sẽ khiến một người bị chấn thương tủy sống có thể đá quả bóng đầu tiên tại World Cup 2014 ở Brazil. Trong khi đó, liên quan đến những bệnh nhân bị liệt, một dự án lớn mang tên “Não người” của châu Âu cũng nỗ lực nhằm vào mục tiêu kết nối bộ não của bệnh nhân với khu vực bị liệt, chứ không phải là cánh tay robot hoặc khung xương.

    [​IMG]
    Tàu vũ trụ tư nhân SpaceShipTwo của hãng Virgin Galactic sẽ đưa hành khách du lịch không gian

    Năm 2013, hai nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kháng thể “trung hòa” đã nhanh chóng xóa bỏ được virus liên quan đến HIV ở khỉ. Liệu pháp này sẽ được thử nghiệm ở những người mang HIV, dự kiến kết quả sẽ được công bố vào mùa thu năm nay. Ngoài ra, năm ngoái thế giới đã chứng kiến một em bé sinh ra nhiễm virus HIV từ mẹ nhưng đã được điều trị khỏi. Phương pháp này sẽ được thử nghiệm ở quy mô rộng lớn hơn bằng kỹ thuật: sử dụng thuốc kháng virus liều cao lúc mới sinh.

    Khỉ biến đổi gene


    Nổi bật nhất trong lĩnh vực nghiên cứu này là nhóm do nhà di truyền học Erika Sasaki và nhà sinh vật học về tế bào gốc Hideyuki Okano của Đại học Keio ở Tokyo dẫn đầu. Họ hy vọng sẽ tạo ra động vật linh trưởng có hệ miễn dịch khiếm khuyết hoặc bị rối loạn trí não biến đổi gene đầu tiên. Điều này giúp con người tới gần hơn phương pháp có thể điều trị cho người (thử nghiệm ở chuột đã thành công). Phương pháp chỉnh sửa gene được gọi là CRISPR.

    Công ty công nghệ sinh học Công nghệ tế bào tiên tiến ở Santa Monica, California, Hoa Kỳ cho biết năm nay, họ sẽ công bố các dữ liệu về hai thử nghiệm sử dụng tế bào gốc phôi người – hai công trình duy nhất được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý dược phẩm Mỹ. Những nghiên cứu trên liên quan đến việc tiêm tế bào võng mạc có nguồn gốc từ tế bào gốc vào mắt của khoảng 30 người thuộc dạng mù thoái hóa không thể chữa trị được.

    Truyền dẫn thông tin bằng tia laser


    Tháng 1-2013, tàu thăm dò Mặt Trăng mới nhất của NASA đã nhận được hình ảnh của bức họa nổi tiếng Mona Lisa bằng kỹ thuật laser. Đây là sự kiện mang tính lịch sử vì lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng tia laser để gửi dữ liệu đến Mặt Trăng. Trong năm nay, kỳ tích này hứa hẹn sẽ tăng được lượng thông tin truyền dẫn theo cấp số nhân bởi so với sóng vô tuyến được sử dụng suốt 50 năm qua, ánh sáng laser duy trì được cường độ tín hiệu qua khoảng cách lớn, do đó, thông tin thu - phát được nhiều hơn, chất lượng hơn, quan trọng sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

    Dự kiến năm 2014 này, vệ tinh Alphasat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ sử dụng tia laser để chuyển tiếp dữ liệu từ các vệ tinh quan sát Trái đất khác. Các kỹ sư của NASA cũng đã bắt đầu xây dựng thế hệ tiếp theo là hệ thống truyền thông bằng laser để khởi động vào năm 2017.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Những đột phá được kỳ vọng

Share This Page