Xác định nguồn gốc thiên thạch Nga

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Feb 27, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 422)

    Các nhà thiên văn nhận định có thể nơi trú ngụ ban đầu của thiên thạch rơi xuống miền trung nước Nga hôm 15/2 là vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc.
    Một thiên thạch lao xuống miền trung nước Nga hôm 15/2, giải phóng năng lượng tương đương 20-25 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Sau vụ việc này, nhiều chính trị gia và nhà khoa học đã kêu gọi các chính phủ tăng cường khả năng giám sát và ngăn chặn thiên thạch.
    [​IMG]
    Cảnh tượng thiên thạch bốc cháy trong khí quyển tại
    Nga hôm 15/2 trong một video của người dân. (Ảnh: AP)
    Để tìm hiểu nguồn gốc của thiên thạch rơi xuống Nga, Jorge Zuluaga và Ignacio Ferrin - hai nhà thiên văn của Đại học Antioquia tại Colombia - đã phân tích những đoạn video về thiên thạch do người dân đưa lên mạng Internet. Sau khi đưa dữ liệu về đường bay và các thông số khác của thiên thạch và một phần mềm của Đài thiên văn Hải quân Mỹ, họ đã dựng lại quỹ đạo của nó trước khi va chạm với trái đất.
    "Chúng tôi nhận thấy rất có thể khối đá đó là mảnh vỡ của một thiên thạch tới từ nhóm thiên thạch Apollo", hai nhà nghiên cứu nhận định. Nhóm thiên thạch Apollo là những "đá trời" gần trái đất. Chúng bao gồm khoảng 5.700 trong 9.700 thiên thạch gần địa cầu mà con người đã phát hiện.
    Theo tính toán của Zuluaga và Ferrin, thiên thạch lao xuống với tốc độ từ 13 tới 19km/s, phát nổ ở độ cao từ 32 tới 47km.
    Tiến sĩ Stephen Lowry, một nhà khoa học của Đại học Kent tại Anh, đánh giá cao kết quả và tốc độ nghiên cứu của Zuluaga và Ferrin.
    "Nó có quỹ đạo hình elip với độ dốc thấp - một đặc trưng của những thiên thạch trong hệ Mặt Trời. Rất có thể nó là mảnh vỡ của một thiên thạch tới từ vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc", Lowry bình luận.
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Xác định nguồn gốc thiên thạch Nga

Share This Page