Gaia, vệ tinh khảo sát một tỉ ngôi sao của châu Âu, đã bắt đầu sứ mệnh thiết lập bản đồ chính xác nhất từ trước đến nay của Dải Ngân hà. >>> Kính thiên văn Gaia đã đi vào quỹ đạo hoạt động Được phóng lên không gian vào tháng 12 năm ngoái, vệ tinh Gaia vừa đến được điểm tập kết cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km. Theo BBC, hiện các kỹ sư đang điều chỉnh hai kính viễn vọng và ba thiết bị trên vệ tinh, chuẩn bị các bước cuối cùng để Gaia bắt đầu sứ mệnh vẽ bản đồ các vị trí chính xác nhất, cũng như chuyển động của một tỉ ngôi sao. Gaia đã truyền về hình ảnh đầu tiên của sứ mệnh nghiên cứu các ngôi sao của Dải Ngân hà - (Ảnh: AFP) Hình ảnh thử nghiệm đầu tiên cho thấy một chòm sao cô đặc tại Đám mây Magellan lớn, tức thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà. Khi Gaia vào quỹ đạo hoạt động, dữ liệu thu được sẽ hết sức khổng lồ, phải vượt hơn 1 triệu Gigabyte, tương đương dữ liệu lưu trữ trên khoảng 200.000 DVD. Với tốc độ liên tục quét bầu trời của Gaia, mỗi ngôi trong số 1 tỉ sao sẽ được quan sát trung bình khoảng 70 lần trong vòng 5 năm tới. Bên cạnh vị trí và chuyển động, Gaia cũng tiến hành đo đạc những yếu tố vật lý chủ chốt khác của từng ngôi sao, bao gồm độ sáng, nhiệt độ và thành phần hóa học. Phải mất 3 năm sau kể từ khi hoàn thành sứ mệnh 5 năm, các chuyên gia châu Âu mới công bố bản đồ cuối cùng về 1 tỉ ngôi sao trong số 100 tỉ ngôi sao của Dải Ngân hà. Nguồn VNExpress