Atom Bay Trail-T, nền tảng thiết bị di động mới

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Feb 12, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 357)

    Việc ra mắt nền tảng di động Atom Bay Trail-T mới dành cho máy tính bảng và thiết bị lai “2 trong 1” cho thấy mục tiêu của Intel là hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường điện toán di động hấp dẫn nhưng cũng đầy những đối thủ đáng gờm.


    [​IMG]


    Sơ đồ khối SoC Atom Bay Trail




    Tại Diễn đàn IDF 2013, Intel lần đầu giới thiệu nền tảng di động mới Bay Trail-T dành cho máy tính bảng và thiết bị lai “2 trong 1” (2 in 1 hybrid device) có thể chuyển đổi giữa laptop và tablet, đáp ứng nhu cầu cả trong công việc lẫn giải trí di động. Tương tự trong phân khúc điện thoại thông minh, Intel sẽ giới thiệu Atom Merrifield vào đầu năm tới và hãng tiếp tục phát triển mẫu chip SoC Atom 64-bit có tên mã là Cherry Trail dành cho phân khúc di động cao cấp vào nửa cuối năm sau.

    Ở phân khúc cấp thấp, Intel sẽ đưa ra chip Atom Sofia x86 vào khoảng cuối năm sau. Dòng chip này tích hợp sẵn modem 3G bên trong như cách Qualcomm đã áp dụng với dòng chip Snapdragon hiện nay và nâng cấp 4G LTE vào năm 2015.

    Quản lý điện năng hiệu quả
    Khác với trước đây, dòng chip cấp thấp của Intel thường là phiên bản cắt giảm (cut down) từ chip kiến trúc Core, các chip Bay Trail-T mới gần như được thiết kế lại hoàn toàn, sử dụng vi kiến trúc Silvermont và áp dụng công nghệ sản xuất 22 nm với bóng bán dẫn 3-D (FinFET).

    Việc phát triển dòng chip Bay Trail theo quy trình sản xuất 22 nm sẽ giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn đến 30% so với thế hệ Atom Medfield công nghệ 32 nm, tạo ưu thế cạnh tranh với các đối thủ về tính hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng. Đại diện Intel cho biết thời gian dùng pin của thiết bị di động dùng chip Atom Bay Trail-T được cải thiện đáng kể, có thể đạt mức 10 giờ liên tục và 3 tuần ở chế độ chờ.

    Hỗ trợ đa nền tảng phần cứng
    Nền tảng Android ngày càng lớn mạnh với sự hẫu thuẫn của các nhà sản xuất phần cứng, các nhà lập trình ứng dụng và cả sự hưởng ứng tích cực từ phía người dùng. Không đứng ngoài xu thế này, Intel đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong các smartphone, máy tính bảng nền Android.

    Cụ thể Bay Trail-T Z3000 series được chia thành 2 phân khúc sản phẩm, trong đó các chip Atom Z3700 có đến 4 nhân vật lý, thiết kế phù hợp với các thiết bị nền Windows lẫn Android trong khi SoC Z3600 chỉ có 2 nhân và thiết kế riêng cho sản phẩm nền Android. Tham khảo chi tiết trong bảng thông số kỹ thuật bên dưới.

    Bên cạnh đó, chip Bay Trail-T cũng được tích hợp một số công nghệ bảo mật như McAfee DeepSafe, chế độ mã hóa AES ở cấp độ phần cứng, công nghệ Intel Platform Trust, Identity Protection và công nghệ Data Protection giúp bảo vệ định danh cá nhân, tấn công lừa đảo trực tuyến đồng thời giúp đảm bảo an toàn dữ liệu doanh nghiệp trong xu hướng sử dụng thiết bị cá nhân trong công việc (BYOD - brings your own device).

    Đồ họa tích hợp mạnh
    Một trong những thay đổi đáng kể của Atom Bay Trail-T là đồ họa HD Graphics với công nghệ Clear Video HD, hỗ trợ đầy đủ thư viện đồ họa DirectX 11 mang đến những trải nghiệm giải trí di động ấn tượng. Công nghệ Intel Brust 2.0 (tương tự Turbo Boost của dòng chip dành cho máy tính cá nhân) có khả năng tự động thay đổi xung nhịp nhân xử lý theo yêu cầu hệ thống.

    Việc tích hợp nhân xử lý đồ họa mới với 4 đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU) giúp tăng khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn và hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng (API) tốt hơn. Theo một số thử nghiệm ban đầu của Intel cho thấy việc bổ sung các đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU), khả năng xử lý đồ họa của chip Bay Trail-T được cho là mạnh hơn 4,5 lần so với thế hệ Atom Z2760 Clover Trail.

    Ngoài ra, SoC Bay Trail-T còn có thể tích hợp các module mở rộng như đầu đọc thẻ nhớ, giao tiếp USB 3.0/2.0, kết nối không dây Bluetooth, WiFi, GPS, 3G/LTE, giao tiếp NFC và cả công nghệ Intel WiDi (wireless display) giúp người dùng chuyển tải hình và phim ảnh giữa smartphone và HDTV qua kết nối không dây.

    PC World VN, 01/2014

    [​IMG]
    Mẫu tablet Lenovo Miix 2 trang bị màn hình 8 inch, độ phân giải 1280x800 pixel, cấu hình phần cứng với chip Atom Bay Trail 4 nhân, RAM 2GB, dung lượng lưu trữ 32GB hoặc 64GB, Windows 8.1
    Cùng với việc đưa ra 2 vi kiến trúc mới là Silvermont và Haswel trong năm 2013, Intel cũng đưa ra một khái niệm mới về thiết bị lai “2 trong 1” với thiết kế toàn bộ linh kiện phần cứng nằm ngay sau màn hình. Về cơ bản, thiết bị lai "2 trong 1" là sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh của máy tính cá nhân với khả năng di động linh hoạt của máy tính bảng và có thể tháo rời phần bàn phím để sử dụng như một máy tính bảng, chẳng hạn Asus Transformer Book T100, Lenovo Miix 10 hoặc Dell Venue 8 Pro.
    Một số nhận xét cho rằng thiết bị vẫn còn kém hơn so với tablet về trọng lượng, độ mỏng gọn và thời gian dùng pin. Nếu xét theo kích cỡ màn hình, cổng giao tiếp, hiệu năng tổng thể và cả sự tiện dụng trong quá trình sử dụng thì laptop lai cũng không thể sánh bằng laptop tiêu chuẩn. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì về cơ bản, laptop lai vẫn là máy tính xách tay được thiết kế lại cho mỏng nhẹ và gọn hơn. Việc kết hợp nhiều tính năng của máy tính bảng lẫn máy tính xách tay trong một không gian giới hạn đòi hỏi nhà sản xuất phải chọn lọc, thu gọn hoặc lược bỏ một số thành phần kém quan trọng.

    Dù vậy, thiết bị lai vẫn tạo được ấn tượng mạnh bởi thiết kế độc đáo, sáng tạo thể hiện qua khả năng chuyển đổi giữa laptop và tablet, có thể đáp ứng nhu cầu cả trong công việc lẫn giải trí di động.


    [​IMG]

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Atom Bay Trail-T, nền tảng thiết bị di động mới

Share This Page