Nhóm các nhà khoa học y tế Mỹ vừa phát minh thành công thiết bị duy trì “sự sống” các nội tạng bên ngoài cơ thể con người, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển nội tạng trong hoạt động cấy ghép y học. Thiết bị duy trì “sự sống” các nội tạng này được gọi là hệ thống chăm sóc Organ (OCS). Bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Phoenix đã sử dụng hệ thống này để duy trì sự sống lá phổi trong quá trình vận chuyển đến người tiếp nhận. Theo báo cáo tại hội nghị Al Jazzera, Mỹ cho biết, thiết bị này còn có khả năng duy trì sự sống cho tim, thận và cả gan. Phổi duy trì sự sống ở môi trường ngoài cơ thể nhờ hệ thống OCS - (Ảnh: Daily Mail) OCS được thiết kế bởi công ty TransMedics tại Massachusetts, Mỹ. Hệ thống thành công trong việc mô phỏng môi trường có điều kiện gần giống như cơ thể con người. Nó có thể duy trì lá phổi thở, tim đập, thận sản xuất nước tiểu và gan sản xuất mật. Ngoài ra, hệ thống OCS duy trì độ ẩm, giúp các cơ quan nội tạng tránh nhiễm khuẩn, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cạn kiệt. OCS quản lý lượng máu bơm qua các cơ quan qua màng hình kết nối không dây, ngoài ra thiết bị còn quản lý cả quá trí oxy hoá máu, dòng chảy,.. bằng hệ thống cung cấp khí đốt và hệ thống bơm nội bộ. Theo cách thức cũ đóng băng, lá phổi có thể duy trì sự sống từ 5 - 9 giờ, thậm chí ở cơ quan tim người, thời gian bảo quản ít hơn, dưới 8 giờ. Điều đó trở thành bước ngại lớn trong việc cấy ghép nội tạng trong y học. Tuy nhiên, với thiết bị OCS, thời lượng duy trì sự sống lá phổi có thể lên đến 11 tiếng, thậm chí có thể lâu hơn. Hiện nay, thiết bị OCS được sử dụng tại một số bệnh viện ở Anh, các bang ở Mỹ. Hệ thống này sẽ được phân phối rộng khắp vào thị trường các nước vào cuối năm nay. Nguồn KhoaHoc.com.vn