Mâm cỗ đầu năm được người Việt dâng lên để thể hiện tấm thành kính tổ tiên thường được cúng vào buổi sáng ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch. Thông thường vào ngày đầu năm mới, gia đình người Việt dậy khá sớm, mở cửa để “đón lộc” vào nhà và làm cơm để cúng. Mâm cỗ đầu năm của 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác biệt. Mâm cỗ của người miền Bắc khá phong phú về số lượng nhưng đòi hỏi sự khắt khe và tinh tế trong cách chế biến cũng như sự bài trí món ăn. Thông thường, ngày Tết của người Bắc nếu theo đúng chuẩn thì mâm cỗ bao gồm bốn đĩa và bốn bát không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng lược bớt trong mâm cỗ Tết một số bát. Chỉ có bát canh măng khô hầm móng giò (hoặc hầm xương), hoặc canh su hào hay khoai tây mà thôi. Bên cạnh đó món nem cũng không hoàn toàn bắt buộc. Ngoài ra, trong mâm cỗ thường có thêm một món xào như rau cần xào miến, miến xào thập cẩm hoặc su hào xào lòng mề… Đây là những món ăn không bắt buộc và nó chỉ tùy vào khẩu vị và hoàn cảnh của mỗi gia đình và phần lớn đều có chung quan điểm, “thành tâm” là chính. Đĩa bánh chưng vuông cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Một số nơi còn làm cả bánh chưng dài (hay còn gọi là bánh tày, là kiểu bánh tét của người miền Nam). Bởi đã từ xa xưa, chiếc bánh chưng đã thể hiện một phong tục tập quán điển hình trong ngày Tết. Nó mang hương vị đặc trưng của năm mới. Thịt đông cũng mà món ăn khá tinh tế và đặc sắc trong ngày Tết của người miền Bắc. Món thịt đông được nấu cùng với thịt gà, thịt chân giò, có thể thêm tai heo, bì lợn, mộc nhĩ, hạt tiêu và một chút xíu muối cho đậm đà. Khi dùng thìa xắn một miếng thịt đông vừa thơm ngon, vừa mềm mại thật thích thú. Dù nhiều loại thịt kết hợp với nhau như vậy trong món ăn này nhưng nó không hề ngán. Đây chính là nét độc đáo trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Chính cái lạnh của mùa đông đất này đã đem đến một món ăn vừa hấp dẫn mà lại tốt cho sức khỏe. Cũng chẳng rõ bắt đầu từ khi nào trong mâm cỗ Tết món giò xuất hiện. Giò lụa, giò xào, hay giò thủ cũng vậy. Món ăn thể hiện sự sáng tạo của con người. Nhìn những lát giò thơm mùi thịt cùng gia vị khiến ai cũng không nỡ chối từ. Món giò làm cho mâm cỗ thêm phong phú và nhiều hương sắc. Nhất là khi con người tạo ra nhiều kiểu bài chí cho để món ăn thêm đẹp mắt và lôi cuốn. Tuy nhiều món ăn chứa lượng đạm lớn như vậy nhưng trong mâm cỗ miền Bắc không quên điểm một món ăn chống ngán. Đó là dưa hành, dưa kiệu hoặc dưa góp. Vị chua chua, giòn giòn của món ăn kèm này không chỉ khiến người thưởng thức ngon miệng hơn mà còn cân bằng hương vị, và tiêu hóa tốt. Với người miền Trung, trong mâm cỗ đầu năm cũng không quá cầu kì bởi nơi đây chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt. Sản vật nơi đây không phong phú bằng các miền khắc nên mâm cỗ Tết gồm bánh chưng, thịt bò rim (hoặc thịt lợn rim), một đĩa dưa món, đĩa nem, đĩa chả, canh giò heo hầm… Thịt bò rim là một trong những món ăn Tết của người miền Trung Dưa món miền Trung Có lẽ, mâm cỗ miền Nam là phong phú hơn cả với món nguội có nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được cánh mày râu ưa chuộng khi nhậu ngày Tết. Món chính để ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Bánh tét cũng là một trong những món ăn đặc trưng cho ngày Tết miền Nam. Bánh tét lá cẩm Tuy nhiên, ba món thịt kho hột vịt nước dừa, canh khổ qua dồn thịt, dưa giá là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết ở các gia đình miền Nam. Theo quan niệm của họ, "khổ qua" là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xong, đây cũng là món ăn rất mát, có thể giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này. Còn dưa giá chống ngán cực tốt cho bữa ăn nhiều đạm. Nhìn chung, những món ngày Tết của 3 miền vô cùng phong phú về số lượng và hấp dẫn về khẩu vị. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình, ngoài những món chính thống và không thể thiếu, người ta có thể thêm món này, bớt món khác sao cho hợp lý. Xem thêm chủ đề: mam co tet, tet, mon an ngay tet, am thuc viet nam, bep eva, bao phu nu Nguồn EVA.VN