Một công cụ viết lách có vẻ nhỏ bé, khiêm tốn, thậm chí tầm thường nhưng sức ảnh hưởng của cây bút chì với con người lại vô cùng quan trọng. Margaret Atwood, nữ văn sĩ Canada được xếp vào hàng cây bút hậu hiện đại xuất sắc của thế giới khi đưa ra 10 quy tắc viết lách đã đặt bút chì lên vị trí hàng đầu. “Hãy viết bằng bút chì trên trên máy bay. Bút có thể bị hao mòn nhưng bạn không thể gọt bút vì dao bị cấm. Vì thế, hãy chuẩn bị hai cây bút chì”. Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng sử dụng cây bút chì với nhiều mục đích khác nhau: Marilyn Monroe dùng để viết những bài thơ tình đầy cảm xúc, họa sĩ Lisa Congdon dùng bút chì để vẽ những bức chân dung tuyệt đẹp, David Byrne phác thảo sơ đồ các tác phẩm sắp đặt nổi tiếng. Bút chì hiện đại xuất hiện vào năm 1795, là một phát minh của Nicholas-Jacques Conte, một nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Bonaparte. Nguyên liệu cấu thành nên cây bút chì chính là carbon tinh khiết mà chúng ta gọi là graphite. Nguyên liệu này được phát hiện lần đầu ở châu Âu, cụ thể là ở Bavaria, Đức vào đầu thế kỷ 15. Vài trăm năm trước đó, người Aztec bản địa đã sử dụng graphite như một công cụ đánh dấu. Nicholas-Jacques Conte, một nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Bonaparte - Người phát minh ra cây bút chì hiện đại Ban đầu, nguyên liệu bút chì được gọi bằng thuật ngữ plumbago hay leads. Mãi đến năm 1789, loại nguyên liệu này được gọi là graphein, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ghi, viết. Riêng danh từ phổ biến hiện nay “Pencil” bắt nguồn từ từ “pencillus”, tiếng Latin có nghĩa là little tail ("Đoạn chót nhỏ”, một từ dùng chỉ loại bút mài mực nhỏ được sử dụng để viết vào thời Trung Cổ. Tuy nhiên, lịch sử của cây bút chì cũng có một khía cạnh khá tăm tối. Trầm tích lớn nhất của than chì được tìm thấy lần đầu ở Borrowdale gần Keswick ở quận Lake (nước Anh) năm 1564. Từ đây, gây nên nạn buôn lậu lây lan trong khu vực. Trong suốt thế kỷ XIX một ngành công nghiệp sản xuất bút chì quy mô được phát triển xung quanh Keswick để khai thác than chì chất lượng cao. Nhà máy sản xuất bút chì đầu tiên được thành lập vào năm 1832 ở Keswick và Cumberland Pencil là một trong những công ty hàng đầu sản xuất bút chì thời ấy. Công ty này vẫn duy trì hoạt động tới ngày nay dù các mỏ than chì ở địa phương đã đóng cửa và nguồn cung cấp than chì chủ yếu hiện nay đến từ Sri Lanka và nhiều vùng xa xôi khác. Bút chì Cumberland là một trong những nhãn hiệu có chất lượng hảo hạng nhất vì than chì không bụi và “ăn” giấy rất tốt. Faber-Castell, vừa kỷ niệm 250 năm thành lập cũng là một trong những nhà sản xuất văn phòng phẩm lớn và lâu đời nhất thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là loại bút chì màu mà từ thiếu nhi tới các họa sĩ ưa chuộng. Cây bút chì nhỏ nhất thế giới thuộc sở hữu của nhà sản xuất văn phòng phẩm lâu đời nhất thế giới Faber-Castell Quá trình sản xuất một cây bút chì bắt đầu bằng việc nung một hỗn hợp của nước, đất sét và than chì trong lò có nhiệt độ gần 1.100 độ C trước khi bọc chúng trong một lớp gỗ bao quanh. Hình dạng của lớp gỗ này có thể là hình vuông, đa giác hoặc hình tròn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bút chì, thí dụ như thợ mộc không bao giờ sử dụng bút chì tròn vì chúng dễ lăn khỏi bàn làm việc. Độ cứng hay mềm của bút chì cuối cùng chỉ có thể được xác định bằng cách điều chỉnh các phân số tương đối của đất sét và than chì trong hỗn hợp mang nung. Các nhà sản xuất bút chì thương quảng cáo rằng có 20 loại bút chì, từ loại mềm mại nhất, 9B đến loại cứng nhất, 9H, trong đó, H có nghĩa là cứng và B có nghĩa là màu đen, còn cây bút chì có số hiệu F thường dùng để viết hơn để vẽ. Điều kỳ lạ của than chì nằm ở chỗ nó là một dạng carbon tinh khiết cũng là một trong những chất rắn mềm nhất được biết đến, đồng thời là một trong những chất bôi trơn tốt nhất vì có tới 6 nguyên tử carbon liên kết để cấu thành các vòng tròn liền kề. Cây bút chì được công nhận lâu đời nhất trên thế giới, được tìm thấy trong ngôi nhà gỗ được xây dựng năm 1630. Nguyên do là một thợ mộc do trí nhớ nhầm lẫn đã bỏ quên nó lại đây. Cây bút chì được ghép từ hai mảnh gỗ, bên trong là một mảnh than chì tinh khiết và hiện thuộc kho lưu trữ của Faber-Castell. Cây bút chì đắt nhất thế giới được nạm 3 viên kim cương 0,05-0,06 cara còn cây bút chì nhỏ nhất thế giới chỉ ngắn 17.5mm và mỏng khoảng 3mm. Nguồn KhoaHoc.com.vn