Mở rộng giới hạn của sự sống trên hành tinh

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Jan 9, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 302)

    Các hành tinh cỡ Trái đất có thể hỗ trợ sự sống ở khoảng cách gấp 10 lần mức tối đa so với tính toán trước đây.

    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Aberdeen và Đại học St. Andrews (Scotland) cho biết, lâu nay những hành tinh ở xa trung tâm được cho là không có khả năng nuôi dưỡng sự sống, nhưng phát hiện mới nhất cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.

    [​IMG]
    Sự sống có thể tồn tại ở độ sâu 10km so với mặt đất trên địa cầu - (Ảnh: NASA)

    Nhóm chuyên gia đã tạo ra mô hình máy tính để tính toán nhiệt độ cận bề mặt dựa trên khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm.

    “Một hành tinh cần ở vị trí không quá gần nhưng cũng không quá xa để nước dạng lỏng tồn tại trên bề mặt, chứ không phải bị đun sôi hoặc đóng băng”, theo Space.com dẫn lời nghiên cứu sinh Sean McMahon thuộc Đại học Aberdeen.

    Theo kết quả thu được, sự sống có thể được tìm thấy ở độ sâu đến 5,3km và nhiều khả năng tồn tại được ở mức 10km.

    “Mô hình cho thấy nước lỏng, lẫn sự sống, có thể tồn tại ở độ sâu 5km so với mặt đất ngay cả khi khoảng cách Trái đất - mặt trời xa gấp 3 lần hiện tại”, theo McMahon.

    Khu vực có thể hỗ trợ sự sống trong hệ mặt trời hiện kéo dài đến sao Hỏa, nhưng mô hình trên cho thấy nó có thể bao trùm cả sao Mộc lẫn sao Thổ.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Mở rộng giới hạn của sự sống trên hành tinh

Share This Page