Các nhà khoa học đã có thể xác định chính xác kích cỡ của tiểu hành tinh NEO 2009BD để dắt về gần Trái đất. >>> NASA xác định ba mục tiêu trong dự án “bắt” tiểu hành tinh Gần đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harward - Smithsonian kết hợp với các doanh nghiệp tích cực xây dựng các kế hoạch “nắm bắt” và khai thác các tiểu hành tinh trên quỹ đạo gần Trái đất. Về mặt thương mại, các tiểu hành tinh này được quan tâm bởi vì chúng giàu khoáng sản, kể cả các kim loại quý hiếm. Đối với khoa học, chúng rất được đáng quan tâm, vì các tiểu hành tinh cổ xưa có thể giúp nhận biết được các giai đoạn phát triển của Hệ mặt trời. Ảnh minh họa Các nhà khoa học đã có kế hoạch nắm bắt tiểu hành tinh ở điểm Lagrange trong hệ Trái đất - Mặt trăng. Đây là điểm, nơi mà các thiên thể nhỏ khi ở bên cạnh 2 thiên thể lớn sẽ chịu sức hút làm cho gần như “bất động”, nhờ đó các nhà khoa học dễ dàng khảo sát chúng. Hiện nay, NEO 2009BD là ứng viên sáng giá nhất trong danh sách các tiểu hành tinh được các nhà khoa học quan tâm. Đây là tiểu hành tinh được phát hiện ngày 16 /01/2009, khi nó bay ngang Trái đất ở khoảng cách 0,008 đơn vị thiên văn (một đơn vị thiên văn bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời). Đến năm 2022, tiểu hành tinh này sẽ bay sát Trái đất. Các chuyên gia NASA đang lên kế hoạch nắm bắt nó. Bằng camera hồng ngoại IRAS của kính viễn vọng Spitzer, họ đã xác định được đường kính của tiểu hành tinh này chỉ khoảng 2,9m , mặc dù họ muốn đường kính tối đa của tiểu hành tinh cần nắm bắt phải cỡ 7-10m. Nguồn VNExpress