10 nguyên tắc vàng giúp tạo một ứng dụng web thành công

Discussion in 'Kinh nghiệm - Thủ thuật' started by bboy_nonoyes, Jan 6, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 461)

    Dưới đây là chia sẻ của ngài Fred Wilson, một nhà đầu tư tài ba tại New York, đồng thời cũng một người yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin và có nhiều kiến thức uyên thâm xung quanh lĩnh vực xây dựng các ứng dụng dành cho web.

    Nguyên tắc số 1: Tốc độ


    Phần lớn chúng ta tin rằng tốc độ giữ một vai trò quan trọng hơn so với tính năng, trên thực tế, tốc độ chính là tính năng quan trọng nhất. Nếu ứng dụng của bạn chạy chậm, kết quả tất yếu đó là sẽ không còn nhiều người sử dụng nó.

    Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi so sánh việc sử dụng ứng dụng giữa hai cấp độ người dùng. Thứ nhất, đối với những người dùng có kinh nghiệm và chuyên gia, họ sẽ có con mắt dễ đồng cảm hơn với những thách thức mà bạn sẽ gặp phải khi xây dựng các ứng dụng web chạy nhanh. Đôi khi, họ sẵn sàng sống chung với chúng. Tuy nhiên, đối với người dùng nghiệp dư (đây là nhóm người dùng phổ biến), họ sẽ không bao giờ chấp nhận được điều này.

    [​IMG]

    Tốc độ không chỉ một tính năng mà nó còn là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế một ứng dụng cho web.

    Nguyên tắc số 2: Tính khả dụng cao


    Điều này có nghĩa là các dịch vụ phải thực sự hữu ích và có thể sử dụng ngay. Nếu bạn xây dựng một dịch vụ mà người dùng phải mất thời gian để cấu hình, thiết lập nó, phải nhập danh bạ và nhiều dữ liệu khác thì chắc chắn sẽ không ai muốn tiếp tục sử dụng nó nữa. Do đó, mọi dịch vụ được cung cấp phải có sẵn để sử dụng và thật sự hữu ích.

    Chúng ta có thể bắt gặp nhiều người gặp phải lỗi này. Trên thực tế, có rất nhiều thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để tạo ra một tiện ích có tác dụng tức thì. Một ví dụ điển hình để minh chứng cho điều này đó là nếu đang xây dựng một dịch vụ thông tin, bạn có thể thu thập dữ liệu trên web cho nó. Tuy nhiên, bạn cần phải chỉ cho mọi người thấy điều gì là hữu ích từ dịch vụ mà mình cung cấp.

    Một ví dụ khác đó là khi Google tung ra thị thường Google Video cách đây khoảng 4 hoặc 5 năm thì YouTube cũng được phát hành. Nếu bạn tải một video lên Google Video thì sẽ nhận được một lưu ý đó là “Hãy trở lại sau một tuần và video của bạn sẽ được hiển thị”, và tất nhiên, điều này không đáp ứng được sự mong đợi của người dùng. Cũng thời điểm đó, YouTube lại có được khả năng mã hóa ngay lập tức và do đó bạn có thể nhìn thấy video của mình chỉ vài giây sau khi tải nó lên. Qua đó, các bạn có thể hình dung được thế nào là độ khả dụng và tầm quan trọng của nó đối với sự thành công của một ứng dụng web.

    Nguyên tắc số 3: Phần mềm cũng chính là phương tiện truyền thông


    Đây chính là một vấn đề đã nhận được nhiều thắc mắc và câu hỏi liên quan. Theo ông Fred Wilson, phần mềm cũng là một trong những phương tiện truyền thông hữu hiệu hiện nay. Đặc biệt đối với những phần mềm dành cho người tiêu dùng, khi mọi người sử dụng nó, họ tiếp cận phần mềm của bạn giống như cách họ tiếp cận phương tiện truyền thông. Khi đề cập đến phương tiện truyền thông có nghĩa chúng ta đang nói về một tạp chí, một tờ báo hay một chương trình truyền hình. Ví dụ, khi bạn nghĩ tới tờ báo New York TimesWall Street Journal, hay Fox NewsCNN, chúng ta đều nhận thấy mỗi công ty truyền thông đều có một tiếng nói riêng; họ có một phong cách, một quan điểm hoàn toàn khác biệt với nhau. Chính điều đó tạo nên dấu ấn riêng cho từng công ty.

    [​IMG]

    Do đó, mỗi một phần mềm hay ứng dụng mà bạn thiết kế đều phải có phong cách riêng của mình. Khi đó, mọi người sử dụng phần mềm của bạn cũng cảm thấy thích thú như khi sử dụng phương tiện truyền thông. Nếu phần mềm của bạn có nội dung nhàm chán và không thể hiển rõ quan điểm riêng của mình thì chắc chắn không thể trông mong sự quan tâm và thích thú từ phía người dùng

    Nguyên tắc số 4: Xây dựng nền tảng ban đầu vững chắc


    Như chúng ta biết, từ lúc bắt đầu phát hành hoặc tung ra một ứng dụng hay dịch vụ nào đó thì mọi cái đều rất đơn giản. Qua thời gian, bạn có thể phát triển thêm các tiện ích cho dịch vụ. Chẳng hạn, hiện nay Facebook đã cung cấp thêm từ 20-30 tính năng khác biệt. Tuy nhiên, lúc mới tung ra mạng xã hội này, nó thực sự khá đơn giản. Ông Fred Wilson cho rằng điều này phần lớn đúng đối với hầu hết dịch vụ tuyệt vời hiện nay.

    [​IMG]

    Một trong những mục đầu tư yêu thích mà công ty ông đã thực hiện chính là Delicious. Điều làm bạn thích thú với nó chính là yếu tố đơn giản của nó. Ban đầu, Delicious cung cấp rất ít tiện ích nhưng những gì người dùng có thể làm lại thực sự khá mạnh mẽ. Mọi người đã sử dụng nó từ 5 đến 10 lần mỗi ngày. Như vậy, từ những thứ ban đầu sơ đẳng và đơn giản, bạn có thể tích lũy, xây dựng và phát triển ứng dụng của mình để nó ngày càng lớn mạnh hơn. Nền tảng ban đầu tốt sẽ là cơ sở vững chắc giúp ích cho cả chặng đường phát triển ứng dụng của mình sau này.

    Nguyên tắc số 5: Có khả năng lập trình


    Khi bàn luận vấn đề này với một nhóm các nhà phát triển ứng dụng web thì họ cho rằng không có điều gì đáng để nói ở đây. Tuy nhiên, ông Fred Wilson cho rằng điều này thực sự quan trọng. Đó chính là API - một giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác nhau. Ông cũng cho biết thêm, cách đây một vài năm người sáng lập ra Delicious đã nói với ông rằng nếu ứng dụng không thể đọc hay ghi thì không phải là một API. Điều này đã trở thành một khẩu hiệu của công ty ông.

    Chúng ta nên thiết kế ra những ứng dụng mang đến khả năng lập trình cho người dùng. Điều đó có nghĩa họ có thêm giá trị cho ứng dụng của bạn, thu hút nhiều người dùng sử dụng ứng dụng hơn và làm phong phú thêm nguồn dữ liệu. Điều này thực sự cần thiết và bản thân ông cho rằng ngày này rất khó để đầu tư một ứng dụng web mà không có tính lập trình cao.

    Nguyên tắc số 6: Cá nhân hóa ứng dụng


    Đôi lúc bạn muốn các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ 3 quảng bá sản phẩm của mình. Đồng thời, cũng muốn người dùng khác truyền tải và giới thiệu ứng dụng của mình. Bằng cách đó, ứng dụng của bạn sẽ được nhiều người dùng biết đến hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhớ đó là hãy tạo ra ứng dụng mà cho phép người dùng tùy chỉnh, cá nhân hóa nó theo phong cách của riêng họ. Chẳng hạn, cho phép họ thay đổi thông tin background, thêm avatar, tạo nội dung hoặc bất cứ điều gì mà họ cảm thấy có thể kiểm soát ứng dụng web của bạn tốt hơn.

    [​IMG]
    Việc cá nhân hoá có thể giúp tăng khả năng quảng bá ứng dụng từ người dùng

    Ông Fred Wilson cho biết khi nói chuyện với một nhân viên làm việc tại trang Last.fm tuần trước: cô ấy cho biết cộng đồng người dùng của họ thường muốn có cảm giác như thể họ đang sở hữu Last.fm và muốn hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. Mỗi khi họ thực hiện một thay đổi sẽ nhận được nhiều bài viết trên các diễn đàn. Ông Wilson thực sự nghĩ rằng điều này là rất tốt bởi vì nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người quan tâm sâu sắc hơn đến ứng dụng của bạn.

    Điều đó cũng thực sự đúng với một loạt công ty khác, mặc dù đôi khi nó cũng gây ra một số vấn đề nhức nhối. Khi công ty danh mục đầu tư Meetup tiến hành thay đổi cho Meetup Pages thì đã có hàng ngàn ý kiến trên bài thông báo đó, hầu hết trong số chúng chứa nội dung tiêu cực. Bạn phải là người đưa ra quyết định có hay không nên phản ứng lại hoặc tham gia. Tuy nhiên, nhìn chung đây là một việc làm tốt bởi vì mọi người đã thể hiển hiện quan tâm và đầu tư thời gian cũng như sức lực của mình vào ứng dụng của bạn trong quá trình cá nhân hóa nó.

    Nguyên tắc số 7: Tạo địa chỉ URL độc đáo


    Nếu bạn truy cập một trang của ai đó trên Twitter, chỉ cần nhấp chuột vào liên kết “lists”, bạn sẽ nhìn thấy một URL khá rõ ràng, như “twitter.com/fredwilson/list/…”. Toàn bộ ứng dụng Twitter sẽ được xây dựng theo cách đó, nhờ vậy, bạn có thể sử dụng địa chỉ URL đó, gửi nó qua email hoặc xuất lên mạng xã hội.

    Với địa chỉ URL độc đáo và dễ nhìn, Google sẽ dễ dàng ghi nhớ địa chỉ đó và phân phối cho người dùng truy cập thông qua cỗ máy tìm kiếm của hãng. Chưa kể tới việc những địa chỉ đó rất dễ nhớ đối với cả bạn cũng như người dùng.

    Nguyên tắc số 8: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


    [​IMG]

    Khi bạn khởi chạy một ứng dụng web, nó cũng giống như việc tìm kiếm một cây kim trong đống cỏ. Hiện nay, có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, hàng triệu ứng dụng web có sẵn trên World Wide Web. Vậy, làm thế nào để người dùng có thể tìm thấy ứng dụng của bạn dễ dàng? Hãy bắt đầu tìm hiểu chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và nắm rõ các quy tắc của nó. Bạn phải xây dựng ứng dụng của mình theo cách mà làm cho các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,... có thể dễ dàng phát hiện ra. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tối ưu hóa ứng dụng của mình để các phương tiện truyền thông và mạng xã hội nhanh chóng tìm ra nó. Do đó, muốn xây dựng lên một ứng dụng web thành công thì nó phải được thiết kế cũng như tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

    Nguyên tắc số 9: Đơn giản


    Điều này nghĩa là bạn có thể truy cập một trang web, làm việc trên đó mà không bị làm phiền bởi những thứ khác. Chẳng hạn, khi bạn đăng nhập vào Tumblr, trên trang chỉ có trường nhập tên người dùng, mật khẩu và họ có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng. Nó cung cấp một cách đơn giản để mọi người có thể nhận biết được những gì họ cần làm ngay lập tức. Do đó, trong quá trình thiết kế ứng dụng web, bạn cần phải tìm cách để giúp nó trở nên đơn giản và dễ sử dụng nhất cho người dùng ở mọi cấp độ.

    Nguyên tắc số 10: Khả năng tương tác giữa nhiều người dùng


    [​IMG]

    Trong mọi trường hợp, khả năng tương tác trong một ứng dụng thực sự quan trọng. Các game sôi động thường là những trò chơi mà bạn có thể khiến người dùng làm theo những điều mình muốn. Nếu nhìn vào LinkedIn khi lần đầu tiên nó được ra mắt bạn sẽ thấy bất ngờ vì điều này. Mục tiêu của những ứng dụng này là thu hút được nhiều lượt người tham gia. Ban đầu, một số người sẽ cố gắng xây dựng thêm các mối quan hệ trong LinkedIn, hoặc những người khác lại muốn có thêm nhiều người theo dõi trong Twitter, hay bạn bè trên Facebook... và đây là những trò chơi thực sự sôi động. Do đó, hãy thiết kế ra những ứng dụng mà có thể thu hút và tạo cơ hội cho người dùng tương tác với nhau dễ dàng.

    Nguồn: Quản Trị Mạng
     
  2. Facebook comment - 10 nguyên tắc vàng giúp tạo một ứng dụng web thành công

Share This Page