LG G Flex – Phablet cong và “tự phục hồi” trầy xước

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Dec 28, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 366)

    Thị trường phablet hiện nay đã và đang có nhiều sản phẩm để người dùng lựa chọn, tuy nhiên với việc LG giới thiệu chiếc phablet 6 inch có tên G Flex lại đi theo hướng hoàn toàn khác. Không giống như bất kỳ chiếc phablet nào hiện nay, LG G Flex có thiết kế uốn cong độc đáo, đồng thời cũng là chiếc phablet đầu tiên có khả năng "tự phục hồi" khỏi các vết trầy xước ở tấm nắp lưng mặt sau.


    [​IMG]
    Ngoài ra LG G Flex có vi xử lý Snapdragon 800, tích hợp các tính năng mới và camera chính 13 megapixel. Tất cả tạo nên một trả nghiệm thú vị đối với người dùng LG G Flex.

    Thiết kế

    [​IMG]
    Thiết kế màn hình cong 6 inch của LG G Flex là điểm khác biệt lớn nhất của máy so với bất kỳ chiếc smartphone nào trên thị trường hiện nay. Với thiết kế cong theo phương ngang (khi cầm ngang máy) sẽ giúp máy ôm vào gương mặt của người dùng một cách tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái khi gọi điện, microphone và loa sẽ gần miệng và tai của người dùng hơn.

    [​IMG]
    Thiết kế cong không chỉ giúp sử dụng G Flex tiện lợi hơn mà còn giúp cho người dùng thao tác bằng một tay với màn hình cảm ứng tốt hơn, dễ quản lý hơn nếu so với việc sử dụng HTC One Max (5,9 inch) và Galaxy Mega (6,3 inch).

    [​IMG]
    LG cũng cho biết, hãng đã thử nghiệm tính linh hoạt của thiết bị trên 100 lần với trọng lượng 36,3 kg đặt lên lưng của G Flex mà không gây ra bất kỳ hư hỏng, nứt gãy nào của máy. Nói cách khác, nếu người dùng vô tình ngồi lên trên chiếc điện thoại này sẽ không cần phải lo lắng.

    [​IMG]
    Tương tự như G2, nút nguồn và nút điều khiển âm lượng vẫn được thiết kế ở mặt sau của máy. LG cho biết, thiết kế này sẽ giúp người dùng sử dụng điện thoại bằng một tay dễ hơn. Điều này hoàn toàn đúng khi điều chỉnh âm lượng, nhưng người dùng sẽ cần nhiền lực hơn để nhấn phím nguồn. Ngoài ra LG còn tích hợp cho G Flex một đèn LED vào nút nguồn sẽ sáng lên để báo cho người dùng biết khi có cuộc gọi nhỡ.


    [​IMG]

    Mặt sau là camera chính 13 megapixel với bên phải là đèn flash, bên trái là cổng hồng ngoại

    [​IMG]

    Cạnh trái là khe cắm thẻ SIM



    [​IMG]

    Cạnh đáy là cổng microUSB và cổng cắm tai nghe 3.5 mm.



    Mặc dù có kích thước 6 inch nhưng thiết kế cong của G Flex lại tạm cảm giác thiết bị nhỏ gọn khi cầm trên tay. Với kích thước 160,5x81,6x8,7 mm và trọng lượng 177 gram, G Flex là nhỏ hơn và nhẹ hơn cả HTC One Max (5,9 inch) với kích thước 164,5x82,5x10,3mm và nặng 217g. Nokia Lumia 1520 với kích thước thước tương tự nhưng nặng hơn với 209g. Nhưng Samsung Galaxy Note 3 với màn hình 5,7 inch có kích thước chỉ 151,2x79,2x8,3mm và nặng 168g.

    Tự phục hồi vết xước


    LG G Flex không chỉ độc đáo bởi màn hình cong mà còn là chiếc smartphone duy nhất cho đến nay có khả năng "tự phục hồi" khỏi các vết xước ở mặt sau, tính năng mà LG đã so sánh nó với nhân vật Wolverine trong phim X-Men.

    [​IMG]
    Về cơ bản tấm nắp lưng ở mặt sau sẽ được phủ một lớp nhựa đặc biệt, khi vỏ máy bị xước do chìa khóa lúc người dùng bỏ túi hay bất kỳ lý do nào khác, lớp nhựa đặc biệt đó với khả năng tự đàn hồi sẽ ngay lập tức lấp đầy trở lại vết xước để trả lại hiện trạng ban đầu.


    Tuy nhiên quá trình phục hồi sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, nếu điện thoại nóng hơn thì quá trình “phục hồi” sẽ nhanh hơn. Nhưng cái gì cũng có mức giới hạn, với những vết xước sâu, gần như tính năng tự phục hồi là vô dụng.

    Màn hình hiển thị

    Mặc dù G Flex sở hữu màn hình cảm ứng lên tới 6 inch nhưng có độ phân giải chỉ là HD (1.280x720 pixel), tương đương với mật độ điểm ảnh chỉ 245 ppi, thấp hơn so với G2 (423 ppi).

    [​IMG]
    Trong khi các phablet cao cấp, bao gồm Lumia 1520 , HTC One Max và Samsung Galaxy Note 3 đều có độ phân giải Full HD. Rõ ràng là khi đặt màn hình của các thiết bị này cạnh G Flex sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về chất lượng hiển thị. Thực tế khi màn hình của G Flex sẽ hiển thị hình ảnh không thật sự “mềm” và mịn như các thiết bị sở hữu màn hình độ phân giải Full HD, dường như độ phân giải HD với kích thước 6 inch là hơi “quá sức”.

    [​IMG]

    So sánh khả năng hiển thị giữa màn hình của Nexus 5 với G Flex (góc trên bên trái là ảnh chụp gốc)

    Nhưng màu sắc trong video cũng như trên ảnh chắc chắn là sống động hơn và sâu hơn so với màn hình của Lumia 1520 và One Max. Chỉ có màn hình của Galaxy Note 3 là có màu sắc hiển thị tương tự với chất lượng hiển thị của G Flex. Độ cong của màn hình G Flex cũng sẽ giúp trải nghiệm xem phim tốt hơn nhiều so với các loại màn hình phẳng.

    [​IMG]
    Với độ sáng 422 lux (317 nits), màn hình hiển thị của G Flex là đủ sáng để sử dụng ở ngoài trời với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Mặc dù vậy thì độ sáng này vẫn còn thấp hơi so với One Max (441 lux), nhưng Galaxy Note 3 sáng nhất với 539 lux.

    Hiệu năng


    Bên trong G Flex sử dụng vi xử lý lõi tứ Qualcomm Snapdragon 800 xung nhịp 2,3GHz, RAM 2GB và bộ nhớ trong 32GB. Với cấu hình tương tự như G2 nên không có gì ngạc nhiên khi hiệu năng của G Flex tiếp tục ấn tượng. Các ứng dụng mở và đóng ngay lập tức, ứng dụng camera kích hoạt và chụp ảnh ngay tức thì. Không hề có bất kỳ độ trễ nào ngay cả khi thử nghiệm chơi các game 3D, xem video HD và duyệt nhiều trang web cùng lúc.

    G Flex chỉ cần 6 phút 34 giây để chuyển mã tập tin video dung lượng 204MB độ phân giải 1080p sang độ phân giải 480p thông qua ứng dụng VidTrim. Nhanh hơn so với One Max (07:33), nhưng Galaxy Note 3 chỉ cần 5 phút 15 giây.

    [​IMG]
    Nhưng đáng ngạc nhiên là G Flex cần đến 18 giây để tải các trò chơi "NOVA 3", trong khi One Max chỉ cần 16 giây và Note 3 thì chỉ cần 13 giây.

    [​IMG]
    Trong bài kiểm tra Quadrant, G Flex ghi được 21.031 điểm, bỏ xa Galaxy Mega (8.565 điểm). HTC One Max với vi xử lý Snapdragon 600 chỉ ghi được 11.981 điểm. Note 3 của Samsung có cùng CPU nhưng RAM 3GB ghi được 22.383 điểm. Hoàn toàn tương tự trong bài kiểm tra hiệu năng tổng thể Geekbench 3.

    [​IMG]
    Với bộ xử lý đồ họa Adreno 330, G Flex ghi được 17.315 điểm trong bài kiểm tra khả năng đồ họa 3DMark Ice Storm Unlimited (không giới hạn). Đánh bại One Max (10.984 điểm) và không ngạc nhiên khi Note 3 tiếp tục đứng đầu với 18.808 điểm.

    [​IMG]

    Camera

    [​IMG]
    Camera chính 13 megapixl ở mặt sau của LG G Flex là tương tự như G2, nhưng điểm thất vọng của G Flex chính là không có tính năng ổn định hình ảnh quang học (OIS) giống như trên G2. Điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp sẽ kém hơn và không có khả năng chống rung.


    Nhưng thực tế ảnh chụp từ camera sau vẫn rất ấn tượng, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ thì ảnh chụp có màu sắc chính xác và độ tương phản tốt.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Trong khi ảnh chụp trong nhà thì chất lượng kém hơn khá nhiều.

    Thời lượng pin


    Để phù hợp với thiết kế cong, tất nhiên LG cũng phải thiết kế pin cong cho G Flex và vì vậy mà LG G Flex cũng là chiếc phablet đầu tiên trên thế giới được trang bị pin cong thực sự. Với pin công suất lớn lên tới 3.500 mAh, theo LG máy có thời gian sử dụng tối đa lên tới 4 ngày mới phải sạc lại.

    [​IMG]
    Theo thử nghiệm thực tế khi sử dụng thiết bị với cường độ trung bình khoảng 1 giờ đàm thoại, 1 giờ duyệt web và 1 giờ phát video mỗi ngày, máy có thể kéo dài tới 97 giờ tức là hơn 4 ngày dùng. Nếu sử dụng G Flex để đàm thoại liên tục thì pin của máy có thể kéo dài 25 giờ 19 phút, duyệt web liên tục là 9 giờ 31 phút (kém hơn so với G2 là 11 giờ 22 phút). Khi xem video liên tục với độ sáng màn hình thiết lập là 40%, G Flex có thể hoạt động liên tục trong 19 giờ 57 phút.

    Kết


    Với thiết kế cong độc đáo, sử dụng linh hoạt, hiệu năng mạnh mẽ, thời lượng pin dài, camera 13 megapixel chụp ảnh với chất lượng tốt và mặc dù màn hình lớn nhưng LG G Flex vẫn rất nhỏ gọn với khả năng sử dụng bằng một tay dễ dàng hơn các loại smartphone có cùng kích thước, cùng khả năng tự phục hồi khỏi các vết xước ở mặt sau. LG G Flex là một thiết bị giải trí hàng đầu và phù hợp với những người dùng muốn sở hữu một thiết bị độc đáo và lạ mắt.

    Tuy nhiên, dù màn hình của G Flex cung cấp màu sắc phong phú và góc nhìn rộng nhưng độ phân giải HD 720p là tương đối thấp nhất là so với các đối thủ trong cùng phân khúc.

    Ưu điểm


    - Thiết kế cong độc đáo.
    - Là mẫu smartphone có khả năng “tự phục hồi” đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay.
    - Hiệu năng ấn tượng.
    - Camera chính 13 megapixel chụp ảnh chất lượng tốt.
    - Màn hình kích thước lớn.
    - Thời lượng pin dài.


    Nhược điểm


    - Độ phân giải màn hình không tương xứng với kích thước và với một thiết bị cao cấp.
    - Loa ngoài cung cấp âm thanh bình thường.
    - Không tích hợp sẵn bút stylus để người dùng có thể làm việc tối ưu trên màn hình lớn.
    - Đắt tiền.

    Hoàng Thanh

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - LG G Flex – Phablet cong và “tự phục hồi” trầy xước

Share This Page