Chi 19 triệu đô để có ảnh đầu tiên về lịch sử hố đen

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Dec 19, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 349)

    Các nhà vật lý học thiên thể cho rằng có tồn tại một lỗ đen khổng lồ ở giữa Dải ngân hà Milky Way. Nó được cho là lớn hơn 4 triệu lần so với Mặt trời của chúng ta, nhưng mặc dù nó có kích thước to đến như vậy nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể thấy được nó. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi. Hội đồng nghiên cứu châu Âu vừa thông qua khoản chi 14 triệu euro (tương đương 19,3 triệu USD) cho những người chế tạo ra BlackHoleCam, một dự án sử dụng các kính thiên văn vô tuyến và các siêu máy tính để cố gắng chứng minh sự tồn tại của hố đen.

    [​IMG]
    Ảnh: Nasa.gov

    Cái tên BlackHoleCam có vẻ dễ gây hiểu lầm cho người đọc. Vì kỳ thực hệ thống này không thể chụp ảnh trực tiếp hố đen, mà thay vào đó nó dùng chân trời sự kiện để hy vọng có thể khẳng định được sự tồn tại của hố đen. Khái niệm chân trời sự kiện (event horizon) - một hiện tượng được dự đoán bởi Einstein - là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này kể cả các sóng điện từ (kể cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát. Theo báo cáo của trang Space.com thì hố đen của Dải ngân hà Milky Way sẽ “phản bội” chân trời sự kiện của nó với việc tạo ra “một bóng đen” qua những đợt sóng vô tuyến sáng phóng ra khi khí gas bị hút vào bên trong hố đen.

    Dự án BlackHoleCame sẽ sử dụng một phương pháp gọi là Very Long Baseline Interferometry (Giao thoa kế đường cơ sở cực dài), khi nhiều đài quan sát - bao gồm hệ thống kính thiên văn ALMA mới ở Chile - tập trung vào một đối tượng, thu thập dữ liệu sau đó truyền qua một siêu máy tính. Các nhà nghiên cứu thuộc dự án BlackHoleCam cũng làm việc sát sao với nhóm Kính thiên văn chân trời sự kiện (Event Horizon Telescope), một nhóm do Mỹ dẫn đầu và cũng sử dụng Giao thoa kế đường cơ sở cực dài để thực hiện những nỗ lực.

    Để quan sát một vật thể to lớn như hố đen, chúng ta cần phải sử dụng thứ gì đó có kích thước tương đương một hành tinh để có thể thấy nó. Space.com cho biết, với việc sử dụng Giao thoa kế đường cơ sở cực dài, BlackHoleCame sẽ biến chính trái đất trở thành một kính thiên văn ảo cực lớn. Hy vọng dự án BlackHoleCam sẽ thành công để chúng ta có cơ hội chứng kiến hình ảnh và khẳng định sự tồn tại của hố đen, một đối tượng "đầy hấp dẫn" trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chi 19 triệu đô để có ảnh đầu tiên về lịch sử hố đen

Share This Page