Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh

Discussion in 'Kinh nghiệm - Thủ thuật' started by bboy_nonoyes, Dec 13, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 519)

    Đặt ISO quá thấp, chỉnh sửa quá nhiều hay luôn quan tấm đến việc người xem nghĩ gì có thể khiến người chụp bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.


    Dưới đây là 5 thống kê của trang web nhiếp ảnh Digital-Photography-School:

    Sự do dự

    Một trong thói quen đáng kể nhất trong giới nhiếp ảnh không chuyên là sự do dự của người cầm máy. Sự lưỡng lự trong một số hoàn cảnh là cản trở lớn cho việc ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời thoáng qua. Có thể nói, đa phần các tay máy nghiệp dư thường quan tâm đến việc người xem ảnh nghĩ gì về bức hình của mình. Và phần đông đều yêu thích chụp ảnh với một cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại một cảm xúc buồn như hình ảnh một đứa trẻ đang khóc bên dưới.

    [​IMG]

    Sự do dự khi bấm máy có thể khiến người dùng bỏ lỡ một khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống.


    Bên cạnh cảm giác lưỡng lự, một yếu tố khác không nhỏ cản trở việc ghi lại một bức ảnh đẹp là thiết bị chưa sẵn sàng. Nói một cách đơn giản hơn là chiếc máy ảnh của người đó không được thiết lập để có thể dễ dàng “chộp” được những khoảnh khắc xảy đến tức thời xung quanh họ. Với trường hợp này, các "tay máy" tốt nhất nên thiết lập tính năng chụp ảnh tự động hoàn toàn hay bán tự động. Tuy nhiên, chế độ tự động hoàn toàn vẫn là một lựa chọn ưu tiên, giúp người cầm máy luôn tự tin và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bên cạnh đó, nếu thiết bị hỗ trợ, người dùng có chút kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn chế độ chụp ảnh RAW để xử lý hậu kỳ sau đó.

    ISO quá thấp

    Theo Digital-photography-school, khá nhiều người dùng luôn cố gắng thiết lập giá trị ISO thật thấp nhằm giảm tình trạng nhiễu hạt. Song, nỗi sợ nhiễu hạt đôi khi lại mang đến cho họ một bức ảnh nhòe vì tốc độ chụp ảnh xuống quá thấp. Ngày nay, một vài nhiếp ảnh gia còn cố tình tăng thêm độ nhiễu hạt cho bức ảnh của mình nhằm tạo một hiệu ứng đặc biệt.

    [​IMG]

    Ảnh chụp với ISO 4000 trông vẫn đẹp khi chuyển thành ảnh đen - trắng ở khổ vừa phải.


    Ngoại trừ trường hợp nguồn sáng môi trường quá cao, việc cài đặt giá trị ISO cao là vô nghĩa, các tay máy nên mạnh dạn tăng giá trị ISO để lợi hơn về tốc độ chụp. Nếu lo sợ hình ảnh bị nhiễu hạt, sau khi chụp người dùng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để giảm tối đa mức độ nhiễu ảnh. Dĩ nhiên, mỗi máy đều có một giới hạn nhất định trong việc khử nhiễu ảnh ở ISO cao. Người dùng tốt nhất nên tìm cho mình một giá trị ISO cao tốt nhất nhằm tránh tình trạng sai sắc và giảm độ chi tiết ảnh. Một mẹo nhỏ khác để xử lý các ảnh nhiễu hạt nặng là chuyển từ ảnh màu thông thường sang ảnh đen - trắng với sự trợ giúp của các phần mềm xử lý.

    Soi rõ từng điểm ảnh

    Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá ISO cao. Thao tác phóng lớn 100% kích thước ảnh khi xem lại nhằm “săm soi” từng điểm ảnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có ý định in ảnh của mình bên hông xe buýt.

    [​IMG]

    Hành động săm soi từng điểm ảnh chi có ý nghĩa khi người dùng cần in ảnh khổ rất lớn.


    Ngoại trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhu cầu in ảnh kích thước lớn, hầu hết người chơi máy đều in ảnh khổ nhỏ hay đăng tải trên web để chia sẻ với bạn bè, người thân. Vì thế, những hình ảnh tưởng chừng như “tệ hại” khi săm soi từng điểm ảnh, có thể sẽ vẫn rất lung linh khi in ở khổ 16 x 24 cm hay được thu nhỏ kích thước để chia sẻ trực tuyến.

    Chụp hú họa

    Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó. Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng thực hiện lại sau đó.

    Để tránh tình trạng này, các "tay máy" nên tập trung quan sát đến ánh sáng, địa điểm, không gian và thời gian chụp ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về bố cục ảnh chụp, thử sử dụng một số tính năng trên máy như Bracketing, White Balance và đối xử với chiếc máy ảnh của mình như một người họa sỹ đang cầm cọ để tạo nên một bức họa với nhiều cảm xúc.

    Chỉnh sửa gần như mọi tấm ảnh

    Việc “dặm vá” hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý. Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ.

    Nếu sử dụng phần mềm Lightroom, khi cần loại một bức ảnh, bạn chỉ cần nhấn phím tắt “X” khi đang xem ảnh đó rồi tiếp tục duyệt qua những hình ảnh khác. Sau khi đã duyệt hết bộ sưu tập, bạn hãy sắp xếp theo dạng chỉ hiển thị những hình ảnh cần loại bỏ (the rejects only). Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn hết và nhấn Delelte để xóa các hình ảnh đã chọn. Hành động này không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ mà còn giúp loại chúng khỏi tâm trí người chụp, giúp tập trung hơn vào việc tinh chỉnh ảnh sau đó. Có thể nói, đây là một thói khó bỏ nhất vì đa phần người dùng luôn cảm thấy khó khăn khi quyết định xóa một tấm ảnh mà họ đã chụp. Song, cần phải hiểu rằng, càng chọn lọc ban đầu, bạn càng có được những bức ảnh đẹp sau đó và tiết kiệm đáng kể bộ nhớ máy.

    Lâm Vũ
    Ảnh: digital-photography-school

    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh

Share This Page