Nhiều người bắt đầu học chụp ảnh sẽ chưa biết Cách chọn chế độ đo sáng chính xác cho máy ảnh và chưa hiểu hết về các kỹ thuật đo sáng của máy ảnh, kỹ thuật đo sáng rất quan trọng để cho ra một tấm ảnh đúng sáng và từ đó ảnh có màu sắc tốt và độ nét tốt hay không thì một phần cũng phụ thuộc vào chế độ đo sáng Với các loại máy kỹ thuật số hiện nay, người dùng có thể chọn và điều chỉnh chế độ căn sáng (metering mode). Đây là cách máy ảnh đo sáng vật thể. Chế độ căn sáng hoạt động dựa trên việc đánh giá lượng ánh sáng hiện lên trong bức ảnh, từ đó điều chỉnh phơi sáng (exposure) cho phù hợp. Mặc dù vậy, đôi khi máy ảnh không đủ thông minh để điều chỉnh phơi sáng đúng khi sử dụng chế độ mặc định (Program), ưu tiên tốc độ (Shutter priority) hoặc ưu tiên khẩu độ (Aperture priority). Thay vào đó người dùng có thể chỉnh tay chế độ căn sáng này. Ảnh phải: Phơi sáng 1/20, chế độ mặc định (Program), căn sáng cục bộ (Partial Metering). Ảnh trái: Phơi sáng 1/30, chế độ mặc định (Program), căn sáng trung tâm (Center-weighted Metering). Dưới đây là các chế độ căn sáng có trong máy ảnh số: 1. Chế độ đo sáng Evaluative (đo theo đánh giá chung): Ở chế độ này (còn gọi là matrix), máy ảnh đo sáng ở nhiều điểm khác nhau trong khung hình rồi chia giá trị thành các nhóm khu vực để xác định độ sáng tốt nhất cho từng khu vực trên bức ảnh rồi chia trung bình. Sử dụng phù hợp khi muốn bức ảnh sáng đều trên toàn khuôn hình. 2. Chế độ đo sáng Spot (đo một điểm – đo sáng điểm): Ở chế độ này, máy ảnh đo sáng ở một điểm nhỏ khoảng 5% khuôn hình trở xuống xung quanh điểm căn sáng chính và không (đúng hơn là ít) quan tâm tới các khu vực khác trong khuôn hình. Sử dụng phù hợp khi muốn tập trung thể hiện một điểm (~5%) trên khuôn hình như phần mặt trên ảnh chân dung bán thân. Ánh sáng ở “điểm” này sẽ chuẩn nhất, các phần khác sẽ là thứ yếu. 3. Chế độ đo sáng Partial (cục bộ/một phần): Ở chế độ này, máy ảnh đo ánh sáng ở khoảng rộng diện tích khoảng 10-15% khuôn hình xung quanh điểm căn sáng chính và lấy giá trị trung bình (rộng hơn so với Spot). Sử dụng phù hợp khi cần ánh sáng điều hòa tốt ở một phần tỷ lệ như nêu trên trong bức ảnh. 4. Chế độ đo sáng Center-weighted (đo trung tâm): Ở chế độ này, máy ảnh đo toàn bộ khuôn hình nhưng ưu tiên khu vực khoảng 60-80% diện tích trung tâm bức ảnh và lấy ánh sáng trung bình. Phù hợp với việc cần có ánh sáng tốt nhất cho khu vực rộng ở trung tâm bức ảnh như chụp chân dung, nhóm người, cảnh vật nói chung. Đây là chế độ thông dụng nhất và thường lấy làm chế độ mặc định của nhà sản xuất. Từ trái sang: Đo điểm (Spot), Đo trung tâm (Center-weighted) và Đo theo đánh giá chung (Evaluative). Như vậy qua bài viết trên tác giả hy vọng bạn sẽ hiểu phần nào về cơ chế đo sáng và tầm quan trọng của nó để cho ra một bức ảnh đẹp , chúc bạn học tập tốt Tác giả bài viết: Phi Nhung The post Cách chọn chế độ đo sáng chính xác cho máy ảnh DSLR appeared first on Đồ họa và Nhiếp ảnh. Nguồn DoHoaVN.net