Những kỷ lục dị thường trong vũ trụ bao la

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Dec 4, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 365)

    Nhiều đối tượng lập dị trong vũ trụ bao la đang dần được các nhà khoa học phát hiện, giúp con người ngày càng thấu hiểu về các hiện tượng thiên văn bí ẩn.

    Thấu kính vĩ đại nhất


    Thấu kính lớn nhất mà con người phát hiện là cụm thiên hà J0717.5+3745, nằm cách chúng ta 5,4 tỷ năm ánh sáng. Đây cũng là cụm thiên hà đông đúc nhất mà con người có thể quan sát.

    [​IMG]
    Cụm thiên hà J0717.5+3745

    Hiệu ứng thấu kính ở J0717.5+3745 tạo điều kiện cho con người nghiên cứu những đối tượng không phát ra bức xạ trong vũ trụ. Kết hợp cùng thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, J0717.5+3745 giúp các nhà khoa học xác định sự tồn tại của vật chất tối, đối tượng bí hiểm nhất trong vũ trụ bao la.

    Vụ nổ tia X mạnh nhất


    Kính thiên văn Swift của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện vụ nổ tia X lớn nhất vào tháng 6/2010. Nó xảy ra cách chúng ta 5 tỷ năm ánh sáng nhưng vẫn khiến xác vệ tinh nhân tạo chuyên dụng của con người bị vô hiệu hóa. Một nhà khoa học mô tả, các vệ tinh của chúng ta chỉ như những chiếc “xô đo mưa” trong khi sức mạnh của vụ nổ tương đương một sức mạnh trận sóng thần.

    [​IMG]
    Vụ nổ tia X được phát hiện tháng 6/2010. (Ảnh: Listverse.com)

    Theo các nhà khoa học, vụ nổ tia X khổng lồ bắt nguồn từ quá trình hóa kiếp một ngôi sao chết, tạo thành lỗ đen đáng sợ trong vũ trụ. Các nhà khoa học hoàn toàn bất ngờ khi quan sát được vụ nổ sao trong vũ trụ bao la. Người ta phát hiện dấu vết của tia X cao kỷ lục, nhưng hoàn toàn không ghi nhận sự bất thường của các dải quang phổ khác.

    Cục nam châm mạnh nhất


    Cục nam châm mạnh nhất trong vũ trụ là ngôi sao neutron SGR 0418 5729, do Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát hiện năm 2009. Sử dụng công nghệ đo đạc lượng khí thải tia X, các nhà khoa học có thể quan sát được từ trường bên dưới bề mặt ngôi sao. ESA mô tả, neutron SGR 0418 5729 là “con quái vật từ tính” khổng lồ.

    [​IMG]
    Mô phỏng trừ trường ở ngôi sao neutron SGR 0418 5729. (Ảnh: Listverse.com)

    Nếu neutron SGR 0418 5729 là mặt trăng, nó đủ sức đẩy lùi những đầu máy xe lửa bằng kim loại đang chạy trên trái đất. Tuy nhiên, ngôi sao này nằm cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng nên hoàn toàn không thể gây hại cho địa cầu.

    Tia laser mạnh nhất


    Tia laser là một trong những phát minh hữu ích bậc nhất của nhân loại trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, tia laser mạnh nhất mà con người tạo ra chỉ đạt 500.000 tỷ watts trong khi vật thể MG J0414+0534 phát ra ánh sáng maser, tương tự tia laser, với cường độ 1 nonillion watt, gấp 10.000 lần năng lượng do mặt trời tạo ra.

    [​IMG]
    Tia laser

    Theo các nhà khoa học, maser mạnh nhất bắt nguồn từ nước. Các phân tử nước trong bụng chuẩn tinh (thiên thể cực xa và cực sáng) va vào nhau và gây ra tác động liên hoàn. Phản ứng dây chuyền khuếch đại, tạo ra tia maser như con người phát hiện. Các nhà khoa học phát hiện MG J0414+0534 năm 2008. Nó cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của nước, ở cách chúng ta 11,1 tỷ năm ánh sáng.

    Vật thể già nua nhất


    Theo giới khoa học ước đoán, vũ trụ của chúng ta khoảng 13,7 tỷ năm tuổi. Tuy nhiên, Đài thiên văn Nam Âu ở Chile phát hiện ngôi sao HE 1523-0901, nằm trong chính dải Ngân hà, đã 13,2 tỷ năm tuổi. Sử dụng đồng hồ phóng xạ, các nhà khoa học xác nhận HE 1523-0901 là vật thể già nua nhất trong vũ trụ mà con người tìm thấy.

    [​IMG]
    Ngôi sao HE 1523-0901, vật thể già nua nhất trong vũ trụ

    Hiện tại, giới khoa học đang xác định tuổi của ngôi sao gây tranh cãi HD 140283, biệt danh “Methuselah”, do kính thiên văn Hubble phát hiện. Đo đạc ban đầu cho thấy, HD 140283 đã 16 tỷ năm tuổi nhưng giảm xuống 14,5 tỷ năm tuổi một thời gian sau đó. Sở dĩ, HD 140283 gây tranh cãi bởi tuổi của nó còn cao hơn độ tuổi của vũ trụ mà giới khoa học vẫn tin tưởng từ lâu.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những kỷ lục dị thường trong vũ trụ bao la

Share This Page