Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, cô Nguyễn Thúy Hồng đã hình thành phong cách nấu nướng đơn giản, dân dã nhưng phóng khoáng như tâm hồn người con đồng bằng sông Cửu Long. Mang nặng tình yêu ẩm thực nên dù tuổi đã cao nhưng cô vẫn thích vào bếp trổ tài nấu nướng mang đến cho bản thân, gia đình và chia sẻ cùng mọi người những món ăn thuần chất Việt Nam, mang sự bổ dưỡng và lành tính cho sức khỏe, như tiêu chí mà cô đã đem đến trong cuộc thi Masterchef Việt Nam. Ngay từ khi còn bé, cô đã được mẹ và bà nội chăm chút bằng những bữa cơm đơn giản đậm chất dân giã, ngon lành, tràn ngập hương vị quê nhà như cá kho tiêu, kho tộ đậm đà, bát canh chua ngọt ngào nồng nàn mùi rau om, ngò gai hay những đĩa rau củ luộc đồng nội quanh vườn nhà ở quê hoặc miếng cá thu, cá nục tươi… Người Nam Bộ là vậy, phóng khoáng trong suy nghĩ, nhưng lại đơn giản trong cách thể hiện tình yêu thương trên mâm cơm gia đình thường ngày… Nguyên liệu và gia vị là rau, củ quả, tôm cá từ ao mương quanh vườn nhà hay những gì có sẵn trong bếp, hoặc những món thịt cá ngon bất chợt mua được từ chợ, đều có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nấu ăn cần biết tùy cơ ứng biến Được tiếp cận với nền ẩm thực Nam Bộ từ khi còn bé nhưng mãi đến khi vào trung học phải xa gia đình, ở trọ cô Thúy Hồng mới vào bếp. Cô Thúy Hồng trong chuyến du lịch Ausralia cách đây không lâu Cô Hồng kể: “Hồi đó, vào những kỳ nghỉ hè, tất cả chị em tôi nghỉ học tụ tập một nhà, gia đình đông em nên ba má giao cho tôi chuyện chợ búa, nấu nướng ăn uống cho cả nhà hằng ngày, còn chị cả tôi lo chăm các em chuyện học hành, giặt giũ quần áo. Từ đó công việc nấu nướng, gian bếp gắn bó với tôi hơn. Khi lớn hơn một chút chị tôi được đi học nữ công gia chánh, làm bánh, nấu ăn, làm bông vải nên được khen là khéo léo, chị chỉ trổ tài khi nhà có tiệc tùng tết, giỗ…, còn tôi chẳng được học hành về nấu nướng nên cặm cụi nấu ăn bình thường cho gia đình từ những bài học đơn giản từ Má tôi và Bà Nội ”. Cô Thúy Hồng tham gia chuyến phượt miền Trung “Thời gian ở trọ đi học, luôn bận rộn nên tiêu chí nấu nướng của cô là nhanh, gọn và dễ ăn. Chỉ có dịp cuối tuần về nhà, cô lại được lăn vào bếp để thỏa sức sáng tạo, nấu ra những món ăn lạ, ngon mà gia đình ưa thích, do vậy cô luôn tìm tòi, để mang lại sự thích thú và niềm vui cho ba má và các em”, cô Thúy Hồng tâm sự. Tự tay cô Thúy Hồng chèo thuyền khi đi trên những dòng kênh Nam Bộ Năm nay đã ngoài 60 tuổi, được đi nhiều, trải nghiệm và thưởng thức món ăn khắp nơi trong nước và cả nước ngoài nhưng những món ăn Việt, cùng những niêu cá kho thuở ấu thơ, bát canh chua, món rau tập tàng trong vườn… vẫn là những báu vật trong văn hóa ẩm thực Việt mà cô Thúy Hồng luôn trân trọng và nhớ mãi. “Cách nấu ăn của tôi là tùy cơ ứng biến, có gì nấu đó, trong nhà có rau quả, thịt cá gì thì tôi làm thành món được cả, đi chợ thấy gì ngon, rẻ, bổ là hôm đó có trong mâm cơm nhà”, cô Hồng chia sẻ. Tùy cơ ứng biến trong nấu nướng không chỉ được thể hiện trong khi nêm nếm, chế biến thực phẩm mà còn được sử dụng ngay trong khi đi chợ. Theo cô Thúy Hồng, người nấu nướng phải biết xoay sở thậm chí đảo ngược tình thế nhằm thay đổi thực đơn theo mong muốn của mình, có thể mua được những thực phẩm ngon có sẵn, mà trước đó không nằm trong dự tính. Mặt khác, việc tùy cơ ứng biến phải được tính toán, dùng gia vị làm sao phù hợp với món ăn và khẩu vị người thưởng thức. Cô Thúy Hồng cho rằng: “Với người Tây có thể ăn món Việt không quen thì có thể thay thế một số gia vị nhưng không làm mất đi hương vị chuẩn món ăn. Hoặc có những món ăn của nước ngoài nhưng khi nấu vẫn có thể dùng các gia vị phù hợp với người Việt Nam”. Bữa cơm ấm cúng với mắm chưng và rau Phong cách nấu ăn tùy cơ ứng biến được cô Hồng duy trì trong suốt nhiều năm qua. Từ khi mới xây dựng gia đình, đi công tác xa, đến khi ra nước ngoài làm việc và học tập, cuộc sống rất nhiều khó khăn, nên những bữa cơm đạm bạc của thời khó khăn hay “xoay xở trong tình thế thiếu thốn gia vị” ở nước ngoài, lại hiện về trong tâm trí của người phụ nữ ngoài 60 này. Qua bao năm tháng, cuộc sống sung túc hơn, căn bếp gia đình tiện nghi hơn, mọi thứ nguyên liệu đầy đủ và phong phú, cô được thỏa sức để sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn đãi mọi người. Món bún chả gà theo kiểu bún riêu cua “Sáng tạo các món ăn là việc thường xuyên mà tôi làm tại gia đình. Ví dụ như khi nấu món bún riêu, thay vì dùng cua đồng thì tôi thay bằng gà làm thành chả, cũng giống riêu cua, nhưng khi ăn vào lại có hương vị đặc biệt. Tôi thay thế như vậy là vì cua chứa nhiều đạm, không tốt cho người lớn tuổi dễ cao huyết áp và người bị bệnh gout. Thịt gà là loại thịt trắng lành tính, ít đạm và cholesterol, thơm ngon, ít tanh, dễ ăn hơn”, cô Hồng cho biết. Thịt bò Australia thấu me trộn cần tây và rau mầm hấp dẫn Cô Hồng đã linh hoạt nấu nướng trong cách tùy cơ ứng biến. Điều này cực kỳ hữu ích khi chế biến món ăn cho ngon theo mùi vị chuẩn Việt ở các nước phương Tây. Trong lần sang du lịch Australia mới đây, cô Thúy Hồng đã trổ tài nấu món phở bò thơm ngon không kém một bát phở bò nào được nấu ở chính quê nhà. Món bò la-gu phương Tây được nấu theo cách của VIệt Nam với một số gia vị không gây cảm giác ngán Theo lời cô Hồng, các gia vị để làm phở ở Australia có bán nhưng hương vị khác hẳn, thậm chí khi nấu làm bát phở lệch đi mùi vị. Để trung hòa gia vị được sử dụng làm phở mua ở Australia, cô Hồng đã bớt đi mùi hồi quế, tăng thêm, gừng và hạt ngò hái từ vườn nhà để làm bát phở có hương vị thanh thoát và gần gũi với người Việt hơn. Điều này đã làm những người được thưởng thức hôm đó cảm thấy như được ăn phở tại quê hương Việt Nam, đã không tiếc lời cảm ơn và yêu cầu được ăn thêm vài lần nữa. Hội họa kích thích sự sáng tạo chăng? Không chỉ là người đam mê với ẩm thực, cô Hồng còn là một họa sĩ tài năng. Mặc dù, vẽ chỉ là nghề tay trái, nhưng người phụ nữ ngoài 60 tuổi này đã sáng tác hàng trăm bức tranh sơn dầu. Những tác phẩm này được có mặt trong nhiều cuộc triển lãm tại các tỉnh thành trong và ngoài nước. Mỗi tác phẩm là sự sáng tạo từ đường nét đến phối màu… nên cô Thúy Hồng nhận được sự tin tưởng và quý mến của bạn bè, đồng nghiệp và công chúng. Thơm mát bát canh chua dân dã Với một người họa sĩ, tài năng thiên bẩm chỉ là một phần còn điều quan trọng là sức sáng tạo không ngừng, liên tục tìm ra những điều mới để thể hiện. Chính điều này cùng tạo nguồn cảm hứng, kích thích sự tìm tòi để cô có nhiều món ăn độc đáo, ngon và lành trong từng bữa cơm và những tiệc tùng họp mặt gia đình hay thân hữu của cô. Món bánh trôi nước lá dứa nhân đậu xanh mỡ hành thơm dịu Nấu ăn không đơn thuần theo phong cách “Tây” hay “ta” có thể nấu món ăn Việt Nam nhưng theo kiểu “tây” hay ngược lại nấu món tây theo kiểu “ta”, bằng nguyên liệu sẵn có nhưng vẫn đảm bảo hương vị chuẩn của nó. Bữa cơm dân giã kho quẹt, canh sấu nấu với cá cơm, rau luộc “Ví dụ như món bò la-gu, thay vì dùng một số loại lá thơm phù hợp với khẩu vị Tây thì tôi chọn tỏi hành để gần gũi với người Việt Nam. Món này, người phương Tây thường nấu đậu trắng hay đậu petit pois, rất dễ ngấy do vị béo từ các loại thịt nấu nhừ cộng thêm với vị béo tinh bột của các loại đậu, chắc chắn thực khách sẽ khó dùng được nhiều và no vì món này thường là món chính trong thực đơn. Cho nên tôi dùng độ sệt bằng cà chua xay và sauce gấc tạo màu thêm đẹp, thay đậu bằng hạt bạch quả, món ăn không bị ngấy và còn tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin A, Omega 3 từ sauce gấc, Vitamin C từ cà chua và nhất là chống bệnh giảm trí nhớ và rối loạn tiền đình ở hạt bạch quả. Bửa ăn không phải chỉ để thưởng thức ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng, là dược liệu cho từng cơ thể con người. Món ăn Việt luôn hấp dẫn và tốt cho sức khỏe vì ít dầu mở, nguồn thực phẩm luôn tươi sống, kèm nhiều rau củ quả…”, cô Thúy Hồng chia sẻ. Trong cuộc thi MasterChef, cô Thúy Hồng đã phi lê cá diêu hồng để làm món ăn được nhiều người Việt ưa thích thành món ăn Tây. Sau khi phi lê, cá sẽ được ướp nhẹ gia vị bằng lá thì là, lá thyme hay vỏ chanh chống mùi tanh của cá, sau đó được áp chảo. Ngoài ra, cô Hồng sử dụng thêm cơm để làm cơm cháy. Thay vì kho cá như người Nam Bộ thường làm thì bên trên con cá được rưới nước sốt làm từ nước mắm, kho quẹt. Món cá diêu hồng áp chảo rưới nước sốt đã có “dáng dấp” của món ăn phương Tây nhưng vẫn đậm đà hương vị Việt Nam. Theo cô Thúy Hồng, sự sáng tạo rất cần kiến thức và kinh nghiệm, đòi hỏi bề dày sự trải nghiệm, đi nhiều, hiểu biết nhiều về tập quán sinh hoạt ăn uống nhiều nơi, nêm nếm hương vị thật chuẩn xác, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong bếp núc…Luôn tìm tòi học hỏi điều mới lạ. Tuy nhiên sáng tạo mà thiếu nhiều yếu tố cơ bản sẽ dễ dàng dẫn đến sự thất bại và chắc chắn không được người thưởng thức chấp nhận. "Tôi cũng đã từng bị thất bại nhiều lần trong các món mình tự sáng chế. Nhưng sau đó cũng được mọi người chấp nhận bằng lòng đam mê, kiên nhẫn và cầu thị học hỏi". Món bún cá hồi lạ miệng đậm đà hương vị Việt Nam Là thí sinh cao tuổi nhất của cuộc thi MasterChef Việt Nam mùa đầu tiên, khi được tiến sâu vào các vòng trong, không khiến cho cô Thúy Hồng phải bất ngờ. Bởi, người thân, bạn bè luôn kỳ vọng về khả năng nấu nướng, sự cẩn thận, kỹ lưỡng, giữ vệ sinh an toàn trong nấu nướng của cô. Tuy nhiên, để đăng ký tham dự cuộc thi, chính cô Thúy Hồng đã trăn trở, băn khoăn không ít khi tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế. Do sự khích lệ, động viên của gia đình và con cháu rất nhiều nên cô quyết định đến với cuộc thi bằng cả tâm huyết. Món thịt lợn kho tàu kèm củ cải trắng, đậu phụ thơm ngon, bổ dưỡng Trở về sau cuộc thi, gặp gỡ, chia sẻ, nấu nướng cùng nhiều thí sinh khác, cô Thúy Hồng từng mong muốn mở một điểm đến cho người thưởng ngoạn, có một chốn riêng kết hợp văn hóa nghệ thuật hội họa và ẩm thực bằng tranh và những món ăn tự tay cô nấu. Điều ấp ủ đó sẽ thực hiện vào thời điểm không xa vì các bạn họa sĩ trẻ đang ủng hộ và khích lệ rất nhiều, món ăn của cô không chỉ được giới thiệu trong gia đình bạn bè thân hữu, tương lại sẽ được mở rộng hơn để công chúng, những người yêu thích được thưởng thức nhiều hơn. Xem thêm chủ đề: thuy hong masterchef, hoa si thuy hong, thuy hong, nhan vat bep eva, nhung mon an ngon, các món ăn ngon, nau an, mon ngon, quan ngon, mon an ngon, am thuc, am thuc viet nam, mon ngon moi ngay, bep eva, bao phu nu, the gio Nguồn EVA.VN