Một cổ áo sặc sỡ choàng lên xác ướp cổ niên đại 2.300 năm với những hình vẽ bí ẩn là tượng trưng cho linh hồn bất tử của xác ướp trong niềm tin của người Ai Cập cổ đại. Cổ áo này còn rất nguyên sơ được tìm thấy trong một ngôi mộ Ai Cập thuộc vùng Thebes (Luxor ngày nay). Cổ áo được người Ai Cập cổ gọi là “Wesekhs” làm bằng những hạt cườm từ khi người mặc áo vẫn còn sống. Nhưng khi người này chết, cổ áo sẽ được vẽ hình bằng vật liệu dán và dùng mặc cho xác ướp. Cổ áo xác ướp cổ với hình chim ưng trên biểu tượng cho thần Horus và chim ưng ở trên thể hiện linh hồn bất tử của xác ướp đã chết Trên cổ áo xác ướp 2.300 tuổi tìm thấy ở Thebes có vô số hình vẽ với màu sắc, kiểu dáng và hình ảnh sống động cho thấy các yếu tố tôn giáo phức tạp của người Ai Cập cổ đại. Trong đó có hình vị thần Horus được biểu thị bằng 2 con chim ưng đeo vương miện mặt trời màu đỏ ở góc trên cùng, còn ở đỉnh chính giữa là một con chim nhân xưng đầu người (được gọi là chim Ba) đại diện cho linh hồn bất tử của xác ướp đã chết. Bên cạnh cổ áo kì lạ trên, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy gần xác ướp một mảnh đất sét có hình con dấu được cuộn bằng giấy cói có dòng chữ mang màu sắc giống với cổ áo, nội dung viết về một người đàn ông là Padihorwer và là một vị tiên tri của các sa mạc (nghĩa địa). Con dấu hình đất sét ám chỉ nghề nghiệp và sự giàu có của người chết Trong thời cổ đại, Padihorwer là một người lo tang ma, một nghề có thể đem lại sự giàu có. Cho nên, người này khi chết thường được chôn cất và ướp xác khác với những người bình thường. Chiếc cổ áo được trang trí sặc sỡ sẽ cho thấy công việc phát triển thịnh vượng và người được ướp xác chết lúc đó khá giàu có. Nguồn KhoaHoc.com.vn