Khi bị nhiễm giun, người bệnh thường có biểu hiện bị ngứa, nổi mề đay, đi ngoài ra giun, ói ra giun hay bắt được giun ở vùng hậu môn (thường là giun kim)… Nhiễm giun cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mắc một số bệnh nguy hiểm như di tinh, viêm âm đạo, xoắn ruột... thậm chí có thể gây nghẹt thở dẫn đến tử vong ở người trưởng thành. Dấu hiệu nhận biết khi nhiễm giun Theo các số liệu nghiên cứu, khoảng 3/4 dân số Việt Nam bị nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm ở nam cao gấp 3 lần nữ. Đặc biệt, giun lây lan rất nhanh trong cộng đồng khu dân cư đông đúc và những nơi sinh hoạt có môi trường tập thể. Khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt, văn hóa ẩm thực vùng miền đặc trưng và thói quen ăn uống của nhiều người như ăn rau sống, thịt tái, thủy hải sản tươi sống... là điều kiện thuận lợi để các loại ký sinh trùng phát triển. Điều này khiến cho tốc độ nhiễm giun trong dân số Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm. Giun là kí sinh trùng sống chủ yếu ở đường tiêu hóa. Giun là loại ký sinh trùng sống chủ yếu ở đường tiêu hóa, có thể lây từ người này sang người khác. Khi trưởng thành chúng sống ở ruột non, sau đó “di cư” xuống ruột già. Giun thường bám ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc ruột. Khi bị nhiễm giun, người bệnh thường có biểu hiện bị ngứa, nổi mề đay, đi ngoài ra giun, ói ra giun hay bắt được giun ở vùng hậu môn (thường là giun kim)… Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, nhiều trường hợp bị nhiễm nhưng không có triệu chứng gì khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh hết sức khó khăn. Tác hại của bệnh nhiễm giun Khi bị nhiễm giun, người bệnh có thể gặp một số tác hại sau: - Giun kim là loại dễ mắc phải, gây ngứa vùng hậu môn. Việc gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sung huyết. Khi nhiễm, chất thải của người bệnh thường nát hoặc lỏng, thỉnh thoảng có máu hoặc chất nhày. Nặng hơn, bệnh sẽ gây nên tình trạng chán ăn hoặc ăn không tiêu, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng buồn nôn hoặc nôn thốc. Nhiễm lâu ngày, cơ thể người bệnh dần suy nhược thần kinh hay thần kinh bị kích thích gây khó ngủ. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây nên chứng di tinh (nam giới), viêm âm đạo (nữ giới) ở người trưởng thành. Ở nữ giới, giun kim có thể chui vào âm đạo mang theo vi sinh vật gây bệnh, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...). Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột… Giun lươn dưới da người. - Khi người bệnh bị giun đũa chui vào đường hô hấp sẽ gây ngạt thở, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột... Tất cả những biến chứng trên có thể dẫn đến tử vong. - Giun móc rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, sinh non. Khi bị nhiễm lâu ngày, người mắc bệnh khó tránh khỏi nguy cơ suy tim. Ngoài ra, giun tóc có thể gây sa trực tràng hoặc bị giun lươn bò lổm nhổm dưới da. Cách chữa trị và phòng ngừa khi nhiễm giun Nhiễm giun làm sức đề kháng của cơ thể sụt giảm nghiêm trọng và dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng khác. Để phòng ngừa và điều trị khi bị nhiễm giun, người mắc bệnh nên lưu ý một số điều sau: - Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm. - Dùng thuốc uống để điều trị và phòng ngừa giun đúng liều lượng cho cả gia đình và tập thể. Một trong các loại thuốc tẩy giun được Bộ Y tế khuyến cáo là thuốc chứa hoạt chất mebendazole, giúp tẩy giun hiệu quả. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lựa chọn thuốc tẩy giun có nhiều hương vị, dễ uống. Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun. Thông tin chi tiết xem tại đây. - Trong gia đình nếu có thành viên bị nhiễm giun nên luộc sôi quần áo, chăn màn cho cả nhà để diệt mầm bệnh và không sử dụng những vật dụng cá nhân chung. - Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Chữa trị tận gốc cho cả gia đình, trường học, môi trường sống tập thể trong cùng một thời điểm. - Làm sạch thực phẩm đúng quy trình và nấu chín thức ăn. - Nếu người nhiễm giun đang bị sốt, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính, phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun mà phải đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế chẩn đoán. Ttrường có nhiều loại thuốc tẩy giun nhưng không phải ai cũng hiểu hết các tác dụng chính và phụ của thuốc. Nếu không am hiểu có thể gây bất lợi cho người bệnh. Do đó, để điều trị một cách hiệu quả, người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị. Diệp Trương Nguồn VNExpress