Xung chấn từ thiên thạch ở Nga lan khắp thế giới

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Feb 19, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 450)

    Cảm biến tại châu Phi, đảo Greenland và nhiều nơi khác phát hiện xung chấn từ vụ nổ thiên thạch tại Nga vào hôm 15/2.
    Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) triển khai một hệ thống cảm biến trên khắp địa cầu để phát hiện sóng hạ âm từ các vụ thử vũ khí hạt nhân. Từ hôm 15/2 tới nay, khoảng 11 cảm biến trên đảo băng Greenland, châu Phi, bán đảo Kamchatka của Nga và nhiều khu vực khác đã thu nhận sóng hạ âm từ vụ nổ thiên thạch ở miền trung nước Nga, Livescience đưa tin.
    [​IMG]
    Camera trong một xe hơi ghi lại cảnh tượng thiên
    thạch lao xuống miền trung nước Nga hôm 15/2.
    Sóng hạ âm (có tần số từ khoảng 20 tới 0,0 Hertz, thấp hơn ngưỡng mà con người có thể nghe) lan rất xa trong không khí. Voi, chim bồ câu và cá voi sử dụng sóng hạ âm để liên lạc và định hướng.
    Nếu một vụ thử vũ khí hạt nhân diễn ra, sóng hạ âm từ vụ nổ sẽ lan tới các cảm biến của CTBTO. Dựa vào sóng hạ âm, các chuyên gia của CTBTO sẽ xác định được vị trí và quy mô của vụ nổ. Những tiếng nổ do con người gây nên (như đánh bom) tạo ra kiểu sóng hạ âm khác biệt so với những tiếng nổ nhân tạo (như vụ nổ thiên thạch).
    Với dữ liệu về sóng hạ âm mà các cảm biến thu nhận, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) kết luận rằng thiên thạch tại Nga có khối lượng tới 10.000 tấn và năng lượng mà nó giải phóng vào khoảng 300 kiloton, tương đương với sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
    "Đó là một vụ nổ thiên thạch cỡ trung bình", Paul Chodas, một nhà khoa học thuộc Chương trình Các vật thể gần trái đất của NASA, phát biểu.
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Xung chấn từ thiên thạch ở Nga lan khắp thế giới

Share This Page