Cuộc sống cô độc của bà cụ mù gần 90 tuổi

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Nov 4, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 491)

    Trên chiếc chõng tre kê giữa nhà, cụ Nguyễn Thị Thịnh (thôn Lưu Xá, Hoài Đức, Hà Nội) nằm co quắp, một tay kê đầu, tay còn lại đấm bụng.

    [​IMG]

    Bị mù từ nhỏ, cụ Hai lấy chồng nhưng không có con. Sau khi chồng mất, cụ ở một mình. Ảnh: Bình Minh.


    Kể từ khi người chồng mù qua đời, cụ Thịnh sống cuộc đời cô quạnh trong gian nhà ngói đi mượn, ẩm thấp và đầy chuột ở cuối chợ. Nghe có người chào, cụ Hai (tên gọi thường ngày của cụ Thịnh) từ từ ngồi dậy, đôi mắt nhìn vào khoảng không vô định và nở nụ cười.

    Bà cụ chỉnh lại chiếc khăn mỏ quạ đội đầu, kéo ba bốn lớp áo xoăn tít mép mặc chồng lên nhau cho ngay ngắn rồi lần đôi bàn tay nhăn nheo xuống gầm chõng để tìm đôi dép. Trên chiếc phản cạnh chõng cụ nằm, lũ chuột nhắt đang chí chóe lục lọi hộp giấy để đồ. Gần đó, túi bóng đựng lẫn lộn bánh, xôi đứa cháu mang sang cho từ hôm trước bắt đầu bốc mùi thiu… Khắp nhà, mùi dầu gió bị đổ do cụ quên đậy nắp bốc lên nồng nặc.

    Gần 12h trưa, chị Nội (cháu dâu gọi cụ Hai là thím) nghỉ việc thợ hồ ở công trình gần đó, tất tả đạp xe mang hộp cơm sang cho cụ. Bữa cơm gồm thịt ba chỉ kho tàu và ít rau cải luộc, cụ chỉ ăn được vài miếng rồi kêu khó nuốt vì thiếu canh. Phần cơm đang ăn dở, cụ đậy túi nylon để trên bàn, lúc nào đói lại ăn tiếp. Cụ Hai lục trong túi áo đựng bánh, thìa ăn cơm và tiền để tìm tăm trước khi đặt mình xuống chõng nghỉ trưa.

    Chị Nội cho biết, bình thường cụ hay ăn khan. Bữa chị mang nước canh, cụ lại thấy lõng bõng nhạt nhẽo, hôm nay rút kinh nghiệm thì cụ lại muốn có canh. Buổi sáng cụ ăn hết 5.000 đồng tiền xôi hoặc cháo và mỗi bữa đều đặn một bát cơm nhưng hôm nay cụ ăn ít vì vừa nhấm nháp hai chiếc bánh ngọt.

    Mang cơm tới cho cụ xong, người cháu dâu lại vội về nhà ăn cơm trưa để chiều còn đi làm. Cụ Hai lại lủi thủi hết nằm rồi ngồi trong gian nhà ẩm thấp, không đồ đạc. Thấy tiếng người, cụ nói chuyện như thể trước mặt mình cũng có vài bà lão đang cùng hàn huyên.

    [​IMG]

    Vài năm gần đây không tự nấu ăn được, cụ phải nhờ gia đình đứa cháu đằng chồng. Đến bữa, vợ chồng chị Nội thay nhau mang cơm ra cho cụ. Ảnh: Bình Minh.


    Gần 90 tuổi, cụ Hai tự mò mẫm ăn uống, vệ sinh, đi lại trong nhà, chỉ trừ nấu ăn. Dưới gầm chõng luôn có hai chiếc bô đặt sẵn để cụ tiện đi vệ sinh. Nhiều hôm, quờ quạng trong đêm tối, cụ đánh đổ bô lênh láng ra nền nhà.

    Mấy năm gần đây, cụ bắt đầu lẫn nên không tự nấu nướng được. Chồng mất, không con cái lại mù lòa, những năm cuối đời, cụ Hai nhờ cậy gia đình đứa cháu đằng chồng. Đến bữa, vợ chồng chị Nội, anh Hùng lo cơm nước cho cụ. Gia đình cháu ăn gì, cụ ăn nấy và không đòi hỏi. Hàng tháng, cụ nhận được khoản trợ cấp người nghèo ít ỏi. Số tiền này vợ chồng chị Nội giữ để thêm thắt bữa ăn cho cụ.

    Hàng đêm, những cơn đau từ khối u xơ ở ruột khiến cụ trở nên khó tính và chỉ mong chết nhanh để khỏi phải chịu đựng đau đớn. Không muốn phiền các cháu, cụ nhất quyết ở một mình. Tối đến, cụ phủ manh chiếu rách co quắp sau cánh cửa buộc chặt. Những lúc đau không chịu được, cụ lại la hét trong đêm khiến cả làng nghe thấy. Khi ấy những nhà sống bên cạnh lại gọi điện cho vợ chồng chị Nội sang xem cụ thế nào.

    "Cụ Hai bị u xơ ở ruột đã mấy năm nay. Một ngày, cụ lên cơn đau vài lần và mỗi lần bị như thế, cụ lại lấy tay đấm vào bụng, vào lưng rồi rên rỉ một mình trên chõng", chị Nội cho hay.

    Nhiều lúc lẫn, cụ hay mò mẫm ra chợ hoặc đi khắp nơi. Thỉnh thoảng, những người làng bán hàng ngoài chợ trông thấy cụ đi lang thang cũng hay dẫn về. Thương hoàn cảnh của người phụ nữ này, họ thường mang đồ ăn qua cho cụ, lúc thì bát bún, khi lại tấm bánh, quả xoài. Kinh tế khó khăn, vợ chồng chị Nội bận đi phụ hồ, hai con đi học nên nhiều lúc không chăm lo được cho cụ.

    Theo chị Nội, cụ Hai là người gốc ở thôn Cao Hạ lấy chồng thôn Lưu Xá. Vì là vợ thứ hai và chồng tên Hai nên cụ được gọi theo tên ông nhà từ đó. Bị mù bẩm sinh nhưng thời trẻ cụ nổi tiếng xinh đẹp và chợ búa giỏi. Biết tiếng, ông Hai đã đến hỏi về làm vợ sau khi bà cả không có con và qua đời. Ban đầu, gia đình phản đối vì muốn ông lấy một người mắt sáng để nương tựa tuổi già. Cùng cảnh ngộ mắt kém, cụ ông vẫn quyết tâm đến với cô gái mù xinh đẹp. Sau này, đôi vợ chồng mù sống với nhau và không có con.

    [​IMG]

    Trước đây khi còn minh mẫn, cụ vẫn đều đặn hương khói cho chồng vào những dịp giỗ, lễ, Tết. Ảnh: Bình Minh.


    Trước đây, vợ chồng cụ Hai có nhà nhưng sau bán đi rồi bị lừa nên phải về ở nhờ nhà bố mẹ chồng chị Nội. Khi còn minh mẫn, cụ Hai đi bán chổi và bánh kiếm sống. Hàng ngày, cụ đeo túi đựng bánh lên vai rồi đi bộ xuống bệnh viện gần đó bán cho bệnh nhân. Lúc cụ ông qua đời, cụ bà xin ra ở nhờ gian nhà ngói rộng khoảng 6 m2 ở cuối chợ.

    "Cụ Hai ở gian nhà này cũng đến hơn 20 năm rồi, thỉnh thoảng cụ ấy lại đòi về nhà. Có hôm cháu chắt mang cơm tới, bà cụ lại quay sang gọi 'ông dậy mà ăn cơm' vì quên mất chồng đã qua đời", chị Nội kể.

    Vài năm trước chưa lẫn, những ngày lễ, Tết, bà cụ đều nhớ thắp hương chồng. Không đi chợ mua đồ được, cụ Hai gửi tiền nhờ cháu sắm sửa lễ giúp. Với cụ, tình nghĩa vợ chồng thiêng liêng nên dù không có nhiều nhưng cụ cũng cố sửa soạn cho tươm tất. Giờ cụ không còn nhớ ngày, tháng, việc hương khói, vợ chồng chị Nội phải đảm đương.

    Ngày Tết, trong khi các gia đình đoàn tụ, cụ Hai cô đơn trong gian nhà lạnh lẽo. Đến bữa có người mang cơm ra, gian nhà ấy mới có tiếng người. Theo ông Phạm Văn Hinh, trưởng thôn Lưu Xá, hoàn cảnh của cụ Hai đáng thương vì không có con cái để nương nhờ. Vào những dịp đặc biệt phường vẫn đến thăm hỏi, tặng quà cho cụ. Đều đặn hàng tháng, cụ Hai nhận được khoản trợ cấp hộ nghèo và người cao tuổi.

    "Nhiều lần địa phương vận động gia đình người cháu đưa cụ vào trại dưỡng lão nhưng họ từ chối vì sợ mang tiếng không chăm được cụ với người làng", ông Hinh nói.

    Ảnh bà cụ mù sống cô đơn trong gian nhà đi mượn

    Bình Minh

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cuộc sống cô độc của bà cụ mù gần 90 tuổi

Share This Page