Thứ sáu, 1/11/2013 11:29 GMT+7 Người dân ở các khu tập thể xây cách đây nửa thế kỷ chịu cảnh nhiều thế hệ sống chung trong diện tích nhỏ hẹp, cầu thang tối om... Nhiều khu đã phá dỡ nhưng chưa biết bao giờ được xây dựng lại. Xây mới khu tập thể Nguyễn Công Trứ giữa thủ đô Khởi công tòa nhà 19 tầng từ chung cư cũ nát Cưỡng chế di dân khỏi khu nhà nguy hiểm Được xây dựng từ những năm 1960-1970, nhiều khu tập thể cũ của Hà Nội ngày càng xuống cấp. Diện tích ở chật hẹp, số nhân khẩu tăng lên khiến nhiều gia đình phải cơi nới, xây thêm các "chuồng cọp" tạm bợ. Do các khu dân cư hay mất nước nên các hộ tự cứu mình bằng cách trữ nước ở những bình inox lớn treo ngổn ngang trên tầng thượng hoặc mặt tiền của các tòa nhà. Sau gần 50 năm sử dụng, khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) xuống cấp. Lối vào cầu thang của nhà H4 ẩm mốc, không ánh sáng cũng chẳng có đèn điện, ban ngày cũng tối như ban đêm. Căn hộ rộng chừng 20 m2 của gia đình anh Nguyễn Hồng Lam nằm trên tầng 2. Do có 6 người thuộc 4 thế hệ sống chung nên anh Lam đã cơi nới thêm "chuồng cọp" hơn 10m2, nhưng nhà vẫn quá chật chội. Ông nội của anh Lam đã ngoài 80 tuổi, già yếu, bệnh tật nhưng quanh năm phải làm bạn với chiếc giường chất đầy đồ đạc, chỉ chừa một khoảng vừa đủ nằm. Trần nhà lại thấp nên anh phải dán cảnh báo để khách tránh đụng phải quạt trần. Không chỉ chật chội, một số khu tập thể cũ còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tại khu C8 Thành Công (quận Ba Đình), tình trạng sụt lún, nứt vỡ tường, trần khiến chính quyền phải lắp khung sắt để gia cố, chống đỡ. Hà Nội đã rà soát hơn 1.000 nhà tập thể cũ và lọc ra 11 khu nhà xếp vào loại nguy hiểm cấp D, buộc phải di dời để cải tạo xây dựng lại. Một số khu tập thể cũ nát trở thành nhà hoang sau khi người dân dời đi. Khu tập thể 148-150 Sơn Tây (quận Ba Đình) từng có hơn 10 gia đình sinh sống, nay trở thành nhà hoang rêu phủ. Sau 4 năm người dân di dời đi tạm cư, khu nhà tập thể 148-150 Sơn Tây vẫn đang được phá dở, hoang tàn. Người dân sinh sống xung quanh phản ánh, đây còn là nơi có nhiều đối tượng nghiệp ngập đến chích hút, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong khu vực. Dự án xây mới khu C1 Thành Công (một trong số 11 khu nhà nguy hiểm cấp D) vẫn án binh bất động sau 5 năm giải phóng mặt bằng. Các dự án xây dựng lại nhà tập thể cũ cũng chịu tình cảnh chung của thị trường bất động sản: thiếu tiền để thi công hoặc có nguy cơ lỗ vì giá bất động sản giảm mạnh. Cảnh hoang vắng ngay tại khu đất vàng, nơi trước kia là khu tập thể B6 Giảng Võ. Bên trái là tường quây dự án xây dựng lại nhà B6, bên phải là khu nhà dành cho công nhân. Sau hơn 6 năm di dời, người dân vẫn chưa thể biết đến bao giờ mới được quay về tái định cư trong tòa nhà mới. Đoàn Quý Gửi chia sẻ, câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected] Nguồn VNExpress