Tư vấn trực tuyến phòng và điều trị bệnh sỏi thận

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Oct 29, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 694)

    14h ngày 30/10, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân và bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress cách phòng và trị bệnh sỏi thận.


    Sỏi thận là bệnh thường gặp, ít nguy hiểm nhưng lại là căn nguyên gây ra suy thận - căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân. Nếu suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống. Do đó, khi bị sỏi thận, người bệnh phải lưu ý để không bị biến chứng suy thận.

    [​IMG]

    Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


    Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng. Còn viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu.

    [​IMG]

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Phó trưởng khoa phụ trách bộ môn bào chế - Học Viện Y học Cổ truyền Việt Nam.


    Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm, dẫn đến suy thận.

    [​IMG]

    Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam.


    Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa và chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra. Điều này kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hoóc môn do thận sinh ra. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày; giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5% đến 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì. Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận rất quan trọng.

    Vào lúc 14h ngày 30/10, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Phó trưởng khoa phụ trách bộ môn bào chế - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam và Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận.

    Độc giả gửi câu hỏi về email suckhoe@vnexpress.net.

    Phương Thảo

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tư vấn trực tuyến phòng và điều trị bệnh sỏi thận

Share This Page