Người nông dân nửa thế kỷ sưu tầm đồ cổ

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Oct 25, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 448)

    Ông Trần Công Khánh đọc vanh vách, giải thích 'tiểu sử' từng món đồ cổ trong hàng nghìn hiện vật trưng bày tại nhà ở TP Bến Tre.


    Cách trung tâm thành phố Bến Tre 5 km, xuôi về miệt vườn ngoại ô ở ấp An Thạnh A, xã Mỹ Thành An, TP Bến Tre, "bảo tàng" đồ cổ của ông Khánh nổi bật với hàng nghìn món đồ cổ, men sứ, đèn, đồ gỗ, đa dạng về kích thước, chủng loại, chất liệu… Gian chính giữa làm bàn thờ tổ tiên bày trang trọng và nền nã theo lối kiến trúc cung đình thời nhà Nguyễn.

    Sưu tầm đồ cổ là truyền thống của gia đình, nhờ thế, ông Khánh bén duyên với việc này từ năm 13 tuổi. Dòng họ ông gốc ở Huế, vào định cư tại Bến Tre từ năm 1820. "Hồi xưa, trong gia đình tôi đã có nhiều vật dụng xưa. Chiến tranh liên miên đã khiến nhiều thứ hư hỏng, mất mát, tôi mày mò dán, khôi phục lại rồi đâm ra nghiền lúc nào không hay”, chủ nhà cho biết.

    Sau khi dựng lại căn nhà trên mảnh đất này, ông trưng bày đồ xưa và tiếp tục mua thêm. Sưu tầm đồ cổ đã trở thành thú vui lớn nhất trong cuộc đời ông. Trong căn nhà diện tích gần 100 m2 có hàng nghìn món đồ, từ chiếc đèn Môca, đồng hồ quả lắc của Pháp, bình xông trầm hương thời vua Thành Hóa…, đến lư hương, chĩnh nước mắm, cái án hương trong đình, đĩa độc long thời vua Gia Long của Việt Nam thế kỷ 19. Đa số có niên đại từ đầu thế kỷ 19, một số hiện vật từ thế kỷ 17, 18.

    [​IMG]

    Ông Khánh trong công trình độc đáo với 50 năm tích cóp, gây dựng. Ảnh: Khánh Ly.


    Chừng ấy năm, gia tài của ông cứ dày theo năm tháng. Từ những ngày đầu, gian nhà lá đơn sơ không đủ chỗ cho những món đồ, ông xây thêm một gian, hai gian… đến nay căn nhà ba gian ấy vẫn “không đủ sức chứa” với hàng nghìn món đồ cổ đủ kích cỡ và chủng loại. "Mỗi món đồ mang theo câu chuyện của quá khứ, của người chủ cũ, dù chẳng nguyên vẹn nhưng với tôi nó vẫn quý, vẫn đẹp. Tôi chẳng chê hỏng hay cũ kỹ, tôi mày mò phục chế, riết rồi có nghề luôn, món nào cũng có cách dán", ông cho biết.

    a>

    Cuộc sống nhà nông làm lụng chẳng lúc nào ngơi tay nhưng người đàn ông 60 tuổi vẫn dành thời gian sưu tầm. Nghe ở đâu giới thiệu bán đồ cổ, dù đường sá cách trở thế nào, ông cũng lặn lội đi mua. “Có đợt mua được món đồ nhưng đường vận chuyển khó quá, đành vác bộ đi mấy cây số, mệt nhưng vui vì tìm được món đồ quý”, ông chia sẻ.

    Ông “chỉ mua chứ không bán” vì mỗi hiện vật đều gắn với một kỷ niệm và là nơi ông lưu giữ một phần tâm hồn mình. "Tôi nhớ mãi lời căn dặn của một cụ lớn tuổi trong gia tộc rằng đừng bao giờ kinh doanh cái nghề này, bởi kinh doanh rồi thì khi nằm xuống cũng không còn món gì đáng giá cả”, ông Khánh tâm niệm.

    Khánh Ly

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Người nông dân nửa thế kỷ sưu tầm đồ cổ

Share This Page