Đánh thức “thợ săn” sao chổi

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Oct 15, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 363)

    Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đang chuẩn bị đánh thức phi thuyền săn sao chổi sau hai năm "ngủ đông", khi nó đang tiến gần đến mục tiêu đã định.

    >>> Sao chổi gây ra mưa lửa khổng lồ ở Trái Đất

    Phi thuyền Rosetta của ESA đang tiến đến sao chổi có tên 67P/Churyumov-Gerasimenko, với mục tiêu neo vào quỹ đạo quanh sao chổi và đặt thiết bị đáp lên bề mặt của nó để nghiên cứu vai trò của thiên thể bí ẩn này trong quá trình tiến hóa của hệ mặt trời, theo Space.com.

    [​IMG]
    Rosetta và sứ mạng nghiên cứu sao chổi - (Ảnh: ESA)

    Rosetta, được phóng vào tháng 3/2004, đã trải qua cuộc hành trình dài hơi, bao gồm một loạt các chu trình bay ngang phức tạp, ba lần qua Trái đất và một lần qua sao Hỏa, khi trên đường đến điểm hội ngộ sao chổi, dự kiến vào tháng 8/2014.

    Vào tháng 7/2011, Rosetta được đặt vào trạng thái ngủ đông cho đoạn hành trình xa nhất và lạnh lẽo nhất, khi nó vượt qua hơn 800 triệu km tính từ mặt trời đến gần quỹ đạo của sao Mộc.

    Các nhà điều khiển đã đặt "đồng hồ báo thức" bên trong Rosetta, để nó trở lại tình trạng hoạt động trong vòng 100 ngày, tức vào ngày 20/1/2014.

    Khi thức dậy, Rosetta sẽ khởi động lại thiết bị định hướng và chuyển ăng ten chính về phía Trái đất để các nhà điều khiển mặt đất biết được nó vẫn hoạt động. Hình ảnh đầu tiên về 67P/Churyumov-Gerasimenko dự kiến sẽ được truyền về vào tháng 5 năm sau.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đánh thức “thợ săn” sao chổi

Share This Page