Hệ điều hành và ứng dụng

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Oct 10, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 435)

    Để có được những trải nghiệm tốt và mang lại những kết quả như mong muốn trong học tập, ngoài việc chọn loại thiết bị phù hợp thì bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến những nền tảng hệ điều hành sử dụng và những ứng dụng phục vụ cho việc học tập nữa.

    [​IMG]
    Windows luôn đang là sự lựa chọn hàng đầu của mọi máy tính trong nhà trường.
    Chọn hệ điều hành tốt
    Tùy quan điểm, thói quen và mục đích sử dụng mà có thể hệ điều hành này tốt đối với người này nhưng lại không phù hợp với người khác. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét những tính năng của các hệ điều hành để phục vụ cho việc học tập.

    Trước hết, nói đến giao diện sử dụng thì có lẽ đa số người dùng công nghệ tại Việt Nam hiện tại đều quen thuộc với Windows. Hầu hết các cơ sở đào tạo đều trang bị máy móc cho phòng thực hành, thư viện… được cài hệ điều hành Windows. Do vậy, khi sắm thiết bị mới đa số lựa chọn của học sinh – sinh viên sẽ là thiết bị được cài sẵn Windows.

    Nếu cách đây vài năm, khi chọn mua máy tính làm việc hay học tập thì phần lớn người dùng bỏ qua máy tính Mac. Tuy nhiên, thời gian gần đây thì quan điểm “Máy tính Mac chỉ phù hợp cho người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp” không còn nữa. Ngược lại, với giao diện đẹp, cách sử dụng linh hoạt, thuận tiện và đặc biệt là sự ổn định hơn hẳn Windows, vốn gây rắc rối không ít đối với người sử dụng do nhiều nguyên nhân, đã khiến cho một số người dùng quay sang chọn máy tính Mac. Ngoài ra, giao diện sử dụng của OS X không khác nhiều so với Windows cũng sẽ không mất nhiều thời gian làm quen. Thật vậy, máy tính xách tay dùng Mac OS X thiết kế đẹp, thời trang, cơ động, thời lượng dùng pin cao trên một hệ điều hành tốt được cải tiến, nâng cấp liên tục là một sự lựa chọn đúng đắn với người làm việc, sinh viên - học sinh hiện nay.

    [​IMG]
    Giao diện sử dụng Android ngày càng được cải tiến để không gây rối người dùng.
    Riêng với những hệ điều hành di động hiện nay như iOS, Android, Windows Phone thì theo ý kiến của đại đa số người dùng và bản thân tác giả thì iOS có cách sử dụng dễ dàng nhất, tiếp đó là Windows Phone và cuối cùng là Android. Việc làm quen với iOS, Windows Phone chắc chắn sẽ không hề khó khăn với lớp trẻ năng động. Với Android thì mặc dù qua nhiều lần cải tiến nhưng giao diện sử dụng và tùy biến khá rối rắm, để sử dụng hiệu quả cũng sẽ mất nhiều thời gian tìm tòi, khám phá.
    Nhiều quan niệm cho rằng vì đa số thầy cô, giảng viên và cả trường, thư viện đều dùng Windows nên phải dùng hệ điều hành này để không phải lo tài liệu không tương thích hoặc khỏi phải chuyển đổi phức tạp. Xét ở một vài khía cạnh thì điều này là hợp lý, nhưng đối với những yêu cầu phục vụ cho việc học tập, văn phòng thì hiện tại các hệ điều hành khác đều có thể làm được. Chẳng hạn như việc soạn thảo văn bản trên Windows có bộ Microsoft Office, Open Office, với OS X thì ngoài hai công cụ tương ứng này dành cho riêng cho máy Mac thì còn có nhiều lựa chọn khác nữa, trong đó có bộ iWorks của Apple. Hệ điều hành Linux Ubuntu thì cũng có bộ Open Office. Các nền tảng di động khác như iOS cũng có Apple iWorks, Smart Office, ThinkFree Office… Android thì có Polaris Office, Document to Go… Windows Phone thì có bộ Office Mobile cũng đủ dùng cho mọi nhu cầu.

    Bảo mật nền tảng Android đáng báo động
    Hãng Trend Micro hôm 17/8 đã công bố bản báo cáo bảo mật trong quý 2/2013. Đáng lưu ý là tình hình mã độc đang tồn tại trong nền tảng Android có dấu hiệu tăng không ngừng. Hãng bảo mật này nhấn mạnh rằng nền tảng Android đang được sử dụng trên các thiết bị di động chính là mối quan tâm hàng đầu của tin tặc, bởi nền tảng này đang có xu hướng phát triển không ngừng nhưng người dùng vẫn chưa đặt nhiều quan tâm đến vấn đề bảo mật khi sử dụng. Cụ thể, số lượng mã độc đang tồn tại trong các ứng dụng chạy trên Android hiện lên tới 718.000 mã độc trong quý 2/2013, tăng thêm 509.000 mã độc so với quý đầu tiên trong năm nay. Hãng còn dự đoán kết thúc năm 2013 số lượng mã độc này sẽ vượt mốc 1 triệu. Cũng trong báo cáo này Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong việc tải về các phần mềm độc hại trên ứng dụng Android (chỉ sau các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Myanmar) và là quốc gia đứng thứ 2 về mức độ rủi ro gặp phải về thông tin riêng tư trên thiết điện thoại di động (xem hình).

    [​IMG]


    Xét ở các tính năng bảo mật cho người dùng thì đứng đầu hiện nay là các nền tảng của Apple là OS X và iOS, tiếp theo là hệ điều hành di động Windows Phone của Microsoft và Ubuntu (thường được cài sẵn ở những laptop không được tích hợp Windows bản quyền) và cuối cùng nhiều rủi ro nhất là Windows và Android. Nền tảng Windows nổi tiếng là đối tượng xâm hại của tin tặc từ khắp nơi trên thế giới, cũng chính vì thế mà rất nhiều phần mềm bảo mật dành cho hệ điều hành này ra đời và tất nhiên, muốn an toàn thì người sử dụng sẽ phải mất phí để mua bản quyền. Android là “lính mới” nhưng cũng đã và đang lọt vào tầm ngắm của giới hacker. Thông qua môi trường Internet, rất nhiều thủ đoạn tinh vi khiến cho hệ điều hành này luôn bị tấn công, người dùng bị mất dữ liệu và thậm chí gây hỏng thiết bị. Do đó, đối với học sinh – sinh viên, việc chọn một hệ điều hành để đảm bảo máy tính chạy ổn định, tránh rủi ro về hệ thống, phần mềm, mắc lỗi này lỗi kia để công việc học tập được suôn sẻ là điều tối quan trọng. Tất nhiên, việc sửa chữa, khắc phục lỗi do hỏng hóc cũng sẽ tốn những khoản chi phí không nhỏ.

    Chi tiết về đánh giá, so sánh giữa hai nền tảng phổ chiến nhất hiện nay, Windows 8.1 và OS X Mavericks, có thể tham khảo bài “Hai hệ điều hành so tài” trong PCW số tháng 8/2013.

    Ứng dụng phục vụ học tập

    Google và Apple “chỉnh đốn” kho ứng dụng
    Trước tình hình kho ứng dụng của mình bị lợi dụng để phục vụ những mục đích xấu, mới đây Google vừa đưa ra hàng loạt những điều khoản cụ thể ép buộc các ứng dụng được phát hành trên Google Play phải tuân theo, trong khi Apple cũng cập nhật lại cơ chế xếp hạng các ứng dụng trên App Store. Theo đó, Google yêu cầu các nhà phát triển tinh chỉnh tính năng quảng cáo thật tinh tế, rõ ràng và tuân theo những yêu cầu về banner quảng cáo trên ứng dụng khác. Ngoài ra, Google cũng yêu cầu các ứng dụng đưa lên kho Play Store phải hỏi ý kiến người dùng cho các can thiệp vào hệ thống có thể xảy ra và các ứng dụng, game có tính năng trao đổi đơn vị tiền tệ, hàng hóa ảo thì phải sử dụng dịch vụ thanh toán của Google. Apple thì cũng đã quyết định thay đổi thứ hạng của một ứng dụng trên App Store đó là hãng sẽ thêm vào thuật toán xếp hạng nhiều yếu tố khác (bên cạnh lượt tải như trước đây), trong đó có sự đánh giá của người dùng và số tiền ứng dụng thu về được. Ngoài ra, ứng dụng muốn trụ ở vị trí hiện tại thì phải ghi nhận được mức độ thường xuyên của các yếu tố trên như lượt tải và số tiền thu được.


    Sau khi mô hình kho ứng dụng của Apple với App Store dành cho iOS thành công và thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi thì hiện tại các hãng cũng đều có được những kho ứng dụng dành cho hệ điều hành của mình. Apple thì ngoài App Store thì còn có Mac App Store dành cho OS X, Windows 8 thì có Windows Store, Windows Phone có Windows Phone Store, Android có Google Play Store, Ubuntu có Ubuntu Apps Directory. Tùy theo “thâm niên” của kho ứng dụng mà số lượng và chất lượng ứng dụng của các kho này khác nhau. Riêng với ứng dụng phục vụ cho việc học tập thì mỗi nền tảng đều có rất nhiều ứng dụng hay cho mọi đối tượng học sinh – sinh viên từ mẫu giáo, tiểu học đến đại học. Chỉ cần một từ khóa là bạn có thể tìm được ứng dụng cần tìm. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ phong phú về chủng loại thì hiện tại có thể nói Mac App Store (dành cho thiết bị dùng OS X) và App Store (dành cho thiết bị dùng iOS) của Apple là phong phú và chất lượng nhất. Rất nhiều ứng dụng miễn phí mà vẫn có giao diện sử dụng đẹp, ổn định, nhiều tính năng. Bên cạnh đó, cũng có các ứng dụng “khủng” có phí với mức giá dao động từ 0,99 USD (~20 ngàn đồng) đến 9,99 USD (~2 triệu đồng) tùy tính năng. Việc phân nhóm ứng dụng của hai kho ứng dụng này cũng rất khoa học, nếu không muốn tìm kiếm, bạn chỉ cần vào mục Ứng dụng “Giáo dục” (Education) và lướt qua top các ứng dụng thu phí và miễn phí là có thể chọn được tiện ích theo đúng nhu cầu cho mình.

    Kho Google Play Store cũng không thua kém gì App Store của Apple về số lượng ứng dụng nhưng chất lượng thì có thể sẽ không tốt hơn (có thể vì tiêu chí kiểm duyệt ứng dụng của Google ít khắt khe hơn Apple). Bạn cũng chỉ cần tìm kiếm với từ khóa mục đích sử dụng (chẳng hạn: ôn Tiếng Anh, học toán, giải Hóa…) là có thể có được ứng dụng ưng ý. Một lưu ý nhỏ bạn cần nhớ là cần xem kỹ thông tin và ảnh chụp màn hình ứng dụng cũng như video mô tả sản phẩm để không tải nhầm ứng dụng giả mạo, chứa mã độc.

    [​IMG]

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Hệ điều hành và ứng dụng

Share This Page