Mọi điều cần biết về Android - Kỳ 1: Làm chủ giao diện

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Oct 9, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 396)

    Dành cho người mới bắt đầu với Android, cách thức tùy chỉnh màn hình chủ, màn hình khóa, làm chủ bàn phím ảo, kết nối chuột, bàn phím vật lý, tay cầm chơi game với thiết bị Android.


    I. Hướng dẫn tùy chỉnh màn hình chủ Android
    Nếu bạn chỉ vừa bắt đầu với Android, khả năng tùy biến của nó có thể hơi khó khăn. Đây là những cách giúp bạn tùy biến màn hình chủ Android của mình, khai thác các widget, lấy vê ứng dụng launcher của bên thứ ba với nhiều tính năng hơn.

    1. Hình nền và nền sống động
    Để thiết lập hình nền (wallpaper) cho màn hình chủ, hãy nhấn lâu vào màn hình. Trên giao diện Android mặc định, bạn sẽ thấy hộp thoại chọn hình nền xuất hiện. Nếu bạn đang sử dụng giao diện khác (chẳng hạn như Samsung TouchWiz, HTC Sense - những giao diện tùy chỉnh được nhà sản xuất thiết bị cung cấp), bạn sẽ thấy menu với nhiều lựa chọn khác, bao gồm cả các shortcut (phím tắt) và widget (ứng dụng nhỏ). Chạm vào tùy chọn Wallpaper trong menu.
    Android cung cấp cho bạn 3 tùy chọn đối với hình nền:
    • Gallery: Chọn một hình ảnh từ ứng dụng Gallery trên Android (ảnh này có thể được lưu cục bộ trên điện thoại/máy tính bảng hoặc được lưu trực tuyến trong tài khoản Picasa Web Albums của bạn).
    • Live Wallpapers: Live wallpaper là các nền sống động (live background) cho màn hình chủ của bạn. Android có sẵn một vài nền sống động, nhưng bạn có thể tải thêm từ Google Play.
    • Wallpapers: Tùy chọn này sẽ hiển thị các hình nền cài đặt sẵn có trên thiết bị của bạn.
    Hình nền mà bạn chọn sẽ được sử dụng trên tất cả các màn hình chủ của thiết bị. Nếu muốn có hình nền riêng trên các màn hình khác nhau, bạn có thể tạo bằng ứng dụng launcher (giao diện khởi đầu) của bên thứ ba với nhiều tính năng và khả năng tùy biến.

    [​IMG]
    [​IMG]
    3 tùy chọn đối với hình nền Chọn, đặt hình nền

    2. Các phím tắt và thư mục
    Để tạo ra shortcut trên màn hình chủ, hãy nhấn lâu vào biểu tượng của ứng dụng trong trình quản lý App rồi thả nó vào bất cứ nơi nào trên màn hình chủ. Để kết hợp nhiều biểu tượng ứng dụng vào một thư mục, kéo và thả các biểu tượng vào nhau (Trên những giao diện cũ hơn, đầu tiên bạn sẽ phải tạo ra một thư mục riêng).
    Sau đó bạn có thể chạm vào thư mục để đổi tên, truy cập các ứng dụng có bên trong.
    Để loại bỏ shortcut, widget, hoặc một thành phần khác khỏi màn hình chủ, hãy nhấn lâu vào thành phần đó, kéo và thả nó vào X ở trên cùng của màn hình (khi để thiết bị theo chiều dọc) hoặc phía bên trái của màn hình (khi để thiết bị theo chiều ngang).


    [​IMG]
    [​IMG]
    Kéo-thả các biểu tượng vào nhau tạo thư mục Đổi tên thư mục


    3. Widget
    Bạn cũng có thể thêm các widget cho màn hình chủ. Widget có thể là bất cứ thứ gì. Ví dụ, có các widget hiển thị email, lịch sự kiện, nhiệm vụ… trực tiếp trên màn hình chủ, cho phép bạn tương tác với chúng. Có widget hiển thị đồng hồ lớn để bạn xem thời gian, có widget lại cho phép bạn truy cập nhanh vào các cài đặt thường được sử dụng (chẳng hạn như bật/tắt Wi-Fi và Bluetooth). Ngoài ra, còn có các widget cho phép bạn ghim (pin) một đánh dấu trang (bookmark), địa chỉ liên lạc (contact) vào màn hình chủ, cho bạn truy cập nhanh vào bookmark/contact đó mà không cần mở ứng dụng liên quan.
    Android bao gồm rất nhiều widget, và nếu đã cài một số ứng dụng, có thể bạn đã có một số widget của bên thứ ba được cài đặt. Bạn sẽ nhận được nhiều widget hơn từ Google Play.
    Để thêm một widget, hãy mở trình quản lý ứng dụng App > chạm vào tab Widgets > nhấn lâu vào widget và thả nó vào bất cứ nơi nào trên một trong các màn hình chủ của bạn. (Trên những phiên bản Android cũ hơn hoặc launcher thay thế, có thể bạn không nhìn thấy tab Widgets. Để thêm một widget, nhấn lâu vào màn hình chủ > chọn Widgets > danh sách các widget có sẵn sẽ hiện ra.)
    Trên Android 4.1 và mới hơn, có thể thay đổi kích cỡ các widget bằng cách nhấn lâu vào widget trên màn hình chủ > kéo các handle để thay đổi kích thước. Các widget và shortcut cũng sẽ tự động biến mất khi bạn di chuyển chúng quanh màn hình.
    Android 4.2 còn hỗ trợ các widget màn hình khóa, cho phép bạn thêm widget từ màn hình khóa.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Thêm widget Kéo các handle để thay đổi kích thước widget


    4. Launcher thay thế
    Nếu bạn mong muốn nhiều hơn từ màn hình chủ của điện thoại/máy tính bảng Android - như nhiều lựa chọn hơn, nhiều tính năng hơn, nhiều theme hơn, hoặc nhiều màn hình chủ hơn thay vì mặc định là 5, bạn có thể cài đặt ứng dụng launcher của bên thứ ba từ Google Play để thay thế màn hình chủ mặc định của Android bằng cái mới.
    Ví dụ, Nova Launcher là ứng dụng launcher thay thế, cho phép bạn tùy biến màn hình chủ, trình quản lý App của mình. Ngoài ra còn có những launcher khác như GO Launcher EX hay Holo Launcher. Để tìm kiếm ứng dụng từ cửa hàng Google Play, hãy chép dòng sau vào ô tìm kiếm của trang Google.com: tên ứng dụng site: play.google.com (ví dụ, Nova Launcher site: play.google.com).

    [​IMG]
    Nova Launcher Settings

    II. Tùy biến màn hình khóa của Android
    Màn hình khóa của Android hỗ trợ một loạt widget cũng như các phương pháp mở khóa khác nhau, cho phép bạn hành động và xem thông tin từ màn hình khóa. Để thực sự làm chủ thiết bị của mình, bạn sẽ muốn tinh chỉnh màn hình khóa.
    Các widget màn hình khóa có thể giúp bạn tương tác với điện thoại mà không cần mở khóa nó. Chúng đã được thêm vào trong Android 4.2, nhưng các phiên bản Android cũ có thể sử dụng những widget màn hình khóa của bên thứ ba. Nếu không thích, bạn có thể vô hiệu hóa chúng.

    1. Vô hiệu hóa màn hình khóa
    Màn hình khóa của Android có thể được kích hoạt hay vô hiệu hóa. Nếu không muốn nhìn thấy màn hình khóa, bạn có thể vô hiệu hóa nó hoàn toàn. Khi đó, màn hình chủ (hoặc ứng dụng bạn mở nhưng chưa đóng) sẽ xuất hiện khi bạn nhấn nút nguồn và bật điện thoại/máy tính bảng lên.
    Để kiểm soát việc kích hoạt hay vô hiệu hóa màn hình khóa, hãy mở màn hình Settings của Android > chạm vào tùy chọn Security dưới nhãn Personal.
    Chạm vào tùy chọn Screen lock > chọn None. Từ giờ thiết bị sẽ bỏ qua màn hình khóa mỗi khi bạn bật nó lên.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Kích hoạt hay vô hiệu hóa màn hình khóa Chọn None để vô hiệu hóa màn hình khóa


    Lưu ý rằng bạn không thể làm điều này nếu đã kích hoạt mã hóa trên thiết bị Android. Mã hóa cũng sẽ ngăn bạn sử dụng các cơ chế mở khóa không an toàn Slide, Pattern.

    [​IMG]
    Một số lựa chọn mờ đi do đã kích hoạt mã hóa trên thiết bị Android

    2. Chọn phương pháp mở khóa
    Nếu muốn sử dụng màn hình khóa, bạn có thể chọn một loạt cách khác nhau để mở khóa thiết bị của mình:
    • Slide: Trượt ngón tay lên biểu tượng trên màn hình khóa để mở khóa thiết bị. Phương pháp này không cung cấp thêm độ an toàn - nó chỉ ngăn chặn việc vô tình nhấn nút nguồn và mở khóa khi đút thiết bị trong túi/túi xách.
    • Face Unlock: Face Unlock sử dụng camera của thiết bị để chụp ảnh khuôn mặt bạn, vì vậy bạn cần nhìn thẳng vào thiết bị để đăng nhập. Google lưu ý rằng, Face Unlock kém an toàn hơn so với Pattern, PIN và Password vì theo lý thuyết, một người nào đó có thể đăng nhập bằng hình ảnh của bạn. Nó cũng không làm việc một cách hoàn hảo, và có thể không nhận ra bạn hoặc phân biệt được những người khác giống bạn.
    [​IMG]
    Màn hình About Face Unlock

    • Pattern: Trượt ngón tay trên lưới gồm 9 chấm trong mẫu hình (pattern) để mở khóa. Đó là cách mở khóa thuận tiện, nhanh chóng nhưng không bảo mật lắm. Có thể dễ dàng đoán Pattern thông qua vết ngón tay để lại trên màn hình, và ai đó có thể nhìn thấy Pattern nếu họ nhìn qua vai bạn.
    • PIN: Tạo mã PIN số để mở khóa thiết bị của bạn. Mã PIN phải có ít nhất 4 ký tự, nhưng có thể dài hơn. PIN giống như mật khẩu, nhưng chỉ có thể sử dụng các con số.
    • Password: Bạn có thể sử dụng mật khẩu có cả chữ cái, số và ký tự đặc biệt. Nó phải có ít nhất 4 ký tự, nhưng có thể dài hơn. Hầu hết người dùng sẽ không muốn sử dụng một mật khẩu, vì đó là cách bất tiện nhất để mở khóa thiết bị. Tuy nhiên, nó lại có tính bảo mật cao.
    3. Các widget màn hình khóa
    Nếu sử dụng màn hình khóa, bạn có thể dùng các widget màn hình khóa để truy cập thông tin, các ứng dụng trên màn hình khóa một cách thuận tiện, nhanh chóng.
    • Từ Android 4.1 trở về trước: bạn sẽ cần giải pháp của bên thứ ba như WidgetLocker để sử dụng các widget màn hình khóa.
    • Từ Android 4.2 trở về sau: Android 4.2 thêm hỗ trợ cho các widget màn hình khóa. Chỉ cần vuốt sang trái lên màn hình khóa, bạn sẽ có thể thêm các widget (vuốt sang phải để nhanh chóng truy cập ứng dụng camera). Có thể truy cập những widget này từ màn hình khóa bằng cách vuốt sang trái. Bạn có thể thay thế đồng hồ - widget mặc định trên màn hình khóa - bằng một widget khác, chẳng hạn như Google Now (widget để xem thông tin một cách nhanh chóng), Google Keep (widget để nhanh chóng ghi chú), hoặc Gmail (widget để bạn có thể nhìn thấy hộp thư đến của mình trên màn hình khóa).
    Những widget bạn thêm có thể được sử dụng từ màn hình khóa mà không cần nhập mã mở khóa của thiết bị. Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhập mã mở khóa để thêm các widget mới.
    Để tìm kiếm ứng dụng từ cửa hàng Google Play, hãy chép dòng sau vào ô tìm kiếm của trang Google.com: tên ứng dụng site:play.google.com (ví dụ, WidgetLocker site:play.google.com).
    Nhiều ứng dụng của Android/Google và bên thứ ba có widget màn hình khóa. Tuy nhiên, đây là đặc điểm khá mới và nhiều ứng dụng của bên thứ ba chưa bao gồm các widget màn hình khóa.
    - Xem thông tin nhanh: Dường như các widget màn hình khóa của Google được tối ưu để tương tác với ứng dụng hơn là xem liếc thông tin một cách nhanh chóng. Nếu bạn muốn xem thông tin trên màn hình khóa chính, hãy thử dùng DashClock. Với DashClock, bạn có thể xem giờ, email, thời tiết…
    - Vô hiệu hoá các widget màn hình khóa: Để làm điều này, bạn có thể cài đặt ứng dụng Lockscreen Policy. Bạn cũng có thể vô hiệu hóa truy cập nhanh đến camera từ đây.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Widget màn hình khóa để xem Gmail Xem thông tin trên màn hình khóa chính với DashClock. Ứng dụng Lockscreen Policy

    III. Một số mẹo và thủ thuật để làm chủ bàn phím ảo của Android
    Nếu chỉ dùng bàn phím ảo của Android để gõ chữ vào, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều tính năng tuyệt vời. Có nhiều thứ để tìm hiểu về bàn phím hơn là bạn tưởng.
    Tất nhiên, có thể chỉ gõ chữ mà không cần chú ý đến bất kỳ tính năng nào trong số này - nhưng làm chủ chúng sẽ giúp bạn gõ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn khi nhập văn bản.

    1. Đọc “ra” chữ (Voice Typing)
    Nếu đôi tay không rảnh - hay chỉ là cảm thấy thích đọc để người khác viết, bạn có thể nhấn nút micro trên bàn phím và nhập từ bằng cách đọc to chúng lên.
    Tính năng này sẽ gửi giọng nói của bạn đến dịch vụ nhận dạng giọng nói của Google > nó sẽ được nghiên cứu, chuyển thành văn bản > gửi về điện thoại. Điều này có nghĩa là voice typing đòi hỏi phải có kết nối Internet, nhưng vì cách tiếp cận này sử dụng sức mạnh tính toán khổng lồ của Google làm cho nó chính xác một cách đáng ngạc nhiên.
    Để nhập các dấu chấm câu khi sử dụng nhận dạng giọng nói, chỉ cần nói “period” (dấu chấm hết câu), “comma” (dấu phẩy), “question mark” (dấu hỏi), “exclamation mark” (dấu chấm than), “exclamation point” (dấu than). Android sẽ nhập các dấu chấm câu thích hợp thay cho từ.

    [​IMG]
    Màn hình voice typing

    2. Đọc “ra” chữ không cần có mạng (Offline Voice Typing)
    Nếu đang sử dụng Android 4.2 hoặc phiên bản Android mới hơn, giờ đây bạn có thể sử dụng tính năng voice typing offline sau khi cài đặt các từ điển ngôn ngữ nhận dạng giọng nói phù hợp. Lưu ý rằng, nhận dạng giọng nói trong chế độ offline hơi kém chính xác.
    Để cài đặt các từ điển, mở màn hình Settings > chạm vào Language & input > chạm vào nút thiết lập ở bên phải của Google voice typing.
    Tải về những ngôn ngữ bạn muốn sử dụng offline từ màn hình Offline Speech Recognition.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cài đặt các từ điển. Màn hình Offline Speech Recognition.

    3. Vuốt để gõ
    Bàn phím mặc định trong Android 4.2 có khả năng gõ từ bằng cách vuốt ngón tay.
    Để gõ một từ bằng cách vuốt, chỉ cần chạm vào chữ cái đầu tiên rồi trượt ngón tay trên các chữ cái còn lại. Ví dụ, để gõ từ Geek, hãy chạm vào G > di chuyển ngón tay sang E > sau đó di chuyển ngón tay sang K. Android sẽ cố đoán bạn đang gõ gì và hiển thị nó phía trên bàn phím. Nhấc ngón tay lên và từ đó sẽ được gõ. Bằng cách này, bạn có thể gõ nhiều từ theo thứ tự một cách nhanh chóng (sau mỗi từ, hãy nhớ nâng ngón tay lên khỏi màn hình).

    [​IMG]
    Ví dụ về vuốt để gõ.
    4. Dự đoán từ và tự động sửa lỗi
    Khi gõ một từ, bàn phím của Android 4.2 sẽ cố suy nghĩ để đoán trước từ bạn định gõ. Ví dụ, gõ Messa và từ “Message” sẽ xuất hiện phía trên bàn phím. Sau đó, bạn có thể gõ thanh cách (space bar) để chuyển sang từ tiếp theo và Android sẽ tự động điền vào phần còn lại của từ mà nó đang chờ bạn gõ.
    Bàn phím cũng sẽ sử dụng ngữ cảnh để đoán từ mà bạn có khả năng sẽ gõ, ngay cả khi bạn chưa bắt đầu gõ chữ nào. Hãy chạm vào một trong những gợi ý để gõ nó.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Android 4.2 sẽ đoán từ bạn định gõ. Sử dụng ngữ cảnh để đoán từ mà bạn có khả năng sẽ gõ.

    5. Các thiết lập bàn phím
    Bạn cũng có thể tùy chỉnh cách hoạt động của bàn phím. Hãy mở màn hình Settings > chạm vào Language & input > chạm vào nút thiết lập ở bên phải của Android keyboard.
    Màn hình Android keyboard settings chứa nhiều tùy chọn để vô hiệu hóa các tính năng như vuốt, tự động sửa lỗi, tự động viết hoa, các gợi ý từ tiếp theo. Bạn cũng có thể làm cho việc tự động sửa lỗi thông minh hơn hoặc chuyển sang những cách bố trí bàn phím khác, như cách bố trí bàn phím tiếng Pháp chẳng hạn.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tùy chỉnh cách hoạt động của bàn phím. Màn hình Android keyboard settings.

    6. Thay thế bàn phím của bên thứ ba
    Bàn phím đi kèm của Android chỉ là một trong nhiều lựa chọn. Trong thực tế, có thể nhà sản xuất điện thoại đã đưa vào các bàn phím của bên thứ ba (như Swype) cho bạn sử dụng. Bạn có thể cài đặt nhiều bàn phím của bên thứ ba khác từ Google Play và chuyển đổi giữa chúng. Ví dụ, nhiều người cho rằng SwiftKey có các tính năng tự động sửa lỗi tốt nhất, trong khi Swype là bàn phím đầu tiên có khả năng vuốt để gõ.

    [​IMG]
    Đã cài bàn phím Swype.

    Để tìm kiếm ứng dụng từ cửa hàng Google Play, hãy chép dòng sau vào ô tìm kiếm của trang Google.com: tên ứng dụng site:play.google.com (ví dụ, Swype site:play.google.com).
    IV. Kết nối chuột, bàn phím vật lý, tay cầm chơi game với thiết bị Android
    Android hỗ trợ chuột, bàn phím, tay cầm chơi game (gamepad). Nhiều thiết bị Android có thể kết nối luôn với thiết bị ngoại vi USB. Trên những thiết bị Android khác, có thể bạn sẽ phải kết nối chúng không dây qua Bluetooth.
    Như vậy, có thể kết nối chuột với máy tính bảng Android và hiện lên con trỏ chuột, hoặc kết nối với tay cầm chơi game của máy chơi game Xbox 360 và chơi. Bạn còn có thể kết nối với bàn phím và sử dụng các phím tắt như Alt+Tab.

    1. Gamepad, bàn phím và chuột USB
    Điện thoại và máy tính bảng Android không có cổng USB chuẩn kích thước đầy đủ, vì vậy không thể cắm thiết bị ngoại vi USB trực tiếp vào thiết bị Android. Để thực sự kết nối thiết bị USB với thiết bị Android, cần có cáp USB on-the-go (USB OTG). Cáp USB OTG là bộ chuyển đổi (adapter) cắm vào cổng Micro-USB trên thiết bị Android, cho phép kết nối với thiết bị ngoại vi có đầu cắm USB kích thước đầy đủ.
    Cáp USB OTG còn cho phép kết nối nhiều thiết bị USB khác với thiết bị Android. Ví dụ, bạn có thể kết nối ổ đĩa flash USB với điện thoại hoặc máy tính bảng Android của mình.
    Chú ý quan trọng: Không phải mọi thiết bị Android đều hỗ trợ các thiết bị ngoại vi với cáp USB OTG. Một số thiết bị không có sự hỗ trợ phần cứng thích hợp. Ví dụ, bạn có thể kết nối bàn phím, chuột USB với máy tính bảng Nexus 7 chứ không kết nối được với smartphone Nexus 4. Vì vậy, hãy chắc chắn là thiết bị của bạn có hỗ trợ USB OTG trước khi mua cáp USB OTG.

    [​IMG]
    Cáp USB OTG.

    Một khi đã có cáp USB OTG, hãy cắm nó vào thiết bị Android và kết nối thiết bị USB trực tiếp với nó. Thiết bị ngoại vi sẽ làm việc mà không cần bất kỳ sự cấu hình bổ sung nào.
    2. Gamepad, bàn phím và chuột Bluetooth
    Cáp USB OTG không phải là giải pháp lý tưởng cho nhiều thiết bị vì có thêm dây dẫn khiến thiết bị cầm tay không còn là chính mình. Nhiều thiết bị cũng không hỗ trợ cáp OTG USB.
    Nếu thiết bị không hỗ trợ USB OTG hoặc chỉ là không thích dây dẫn, bạn vẫn còn may đấy. Bạn có thể kết nối bàn phím, gamepad, chuột không dây Bluetooth trực tiếp với điện thoại/máy tính bảng của mình. Chỉ cần sử dụng màn hình cài đặt Bluetooth của Android để ghép nối, giống như khi “ghép cặp” với tai nghe Bluetooth. Bạn sẽ thấy màn hình này tại Settings > Bluetooth.
    Nếu sắp mua chuột hoặc bàn phím để sử dụng với máy tính bảng Android, có thể bạn sẽ muốn mua các thiết bị Bluetooth vì tính thuận tiện và khả năng tương thích.

    [​IMG]
    Màn hình cài đặt Bluetooth của Android.

    3. Sử dụng chuột, bàn phím hoặc gamepad
    Sử dụng những thiết bị ngoại vi nhập liệu này dễ đến không ngờ vì chúng sẽ làm việc mà không yêu cầu phải root hay bất cứ thay đổi nào.
    • Chuột: Kết nối với chuột và bạn sẽ thấy con trỏ chuột quen thuộc xuất hiện trên màn hình. Con trỏ có thể được sử dụng để điều hướng khắp giao diện của Android, nhấp vào những thứ bạn thường chạm vào. Nó hoạt động giống như trên máy tính. Tất nhiên, bạn vẫn có thể chạm vào màn hình khi chuột được kết nối.
    • Bàn phím: bàn phím của bạn sẽ chỉ làm việc khi gõ trong các trường văn bản (text field), cho phép bạn gõ với tốc độ nhanh hơn và thấy màn hình nhiều hơn do không cần sử dụng bàn phím ảo trên màn hình. Nhiều phím tắt làm việc như chúng làm trên máy tính, bao gồm Alt+Tab (để chuyển đổi giữa các ứng dụng gần đây), Ctrl+X (cắt văn bản), Ctrl+C (sao chép văn bản), Ctrl+V (dán văn bản).
    • Gamepad: gamepad có thể được sử dụng để điều hướng khắp giao diện màn hình chủ của Android, khởi chạy các ứng dụng, nhưng đó không phải là mũc tiêu lý tưởng. Bạn sẽ muốn sử dụng gamepad với các game có hỗ trợ bộ điều khiển. Một số game (như nền tảng game Sonic cho Android) làm việc với bộ điều khiển hơn tốt hơn là với các điều khiển màn hình cảm ứng chuẩn.

    [​IMG]
    Dùng chuột không dây Bluetooth với máy tính bảng.

    Kỳ 2 (đăng trong PC World VN số tháng 10/2013) sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thiết bị Android như chuột, bàn phím, cần điều khiển; sử dụng ổ USB với các thiết bị Android khác; chia sẻ dữ liệu, tập tin giữa điện thoại Android và PC cũng như đồng bộ với máy Mac. Cuối cùng là cách truyền tập tin giữa những smartphone gần nhau.
    PC World VN, 09/2013


    6 cách để tùy chỉnh Android mà iOS không có

    Android rất tùy chỉnh - nhiều tính năng của nó chỉ là mặc định, có thể được hoán đổi với những sự thay thế của bên thứ ba mà không cần root. Điều này là không thể trên iOS hoặc nếu có thể thì thiết bị iOS phải được jailbreak.

    1. Thay đổi bàn phím
    Bàn phím mặc định của Android là một trong nhiều lựa chọn. Không cần root thiết bị của mình, bạn vẫn có thể cài đặt các bàn phím của bên thứ ba, chuyển đổi giữa chúng từ màn hình Language and input trong Settings của thiết bị.
    Điều này cho phép các nhà phát triển thứ ba thử nghiệm những bàn phím mới, khác mà có thể làm việc tốt hơn. Các bàn phím thay thế phổ biến bao gồm Swype (có theo mặc định trong một số smartphone, máy tính bảng Android và có miễn phí tại website của Swype) và SwiftKey (có tại Google Play với giá 4 USD).

    2. Hoán đổi launcher màn hình chủ

    [​IMG]
    Chọn launcher mặc định
    Launcher (giao diện khởi đầu) là ứng dụng khác có thể hoán đổi được. Nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ, trông hoàn toàn khác, hoặc nhiều tùy chọn hơn, bạn có thể cài đặt launcher của bên thứ ba từ Google Play. GO Launcher EX là launcher rất phổ biến, bao gồm các giao diện, widget và nhiều tùy chọn cấu hình. Nếu bạn đang sử dụng Gingerbread hoặc Froyo - các phiên bản cũ của Android - nhưng muốn có giao diện giống như Android 4.0 Ice Cream Sandwich, bạn có thể thử Holo Launcher.
    Để chọn launcher mặc định, sau khi cài đặt hãy nhấp vào nút Home trên thiết bị > bạn sẽ được nhắc nhở để chọn launcher.
    3. Chọn màn hình khóa

    [​IMG]
    Màn hình khóa WidgetLocker
    Bạn cũng có thể thay đổi màn hình khóa của mình. Các màn hình khóa thay thế cung cấp chức năng bổ sung và nhiều theme khác nhau. Ví dụ, WidgetLocker cho phép bạn thêm các widget cho màn hình khóa, di chuyển chúng để thiết kế màn hình khóa lý tưởng của riêng mình.
    4. Thiết lập trình duyệt mặc định

    [​IMG]
    Chọn trình duyệt mặc định
    Android cho phép bạn cài đặt trình duyệt của bên thứ ba và đặt chúng là mặc định (bỏ qua hoàn toàn trình duyệt tích hợp). Khi chạm vào liên kết sau khi cài đặt ứng dụng trình duyệt mới trên Android, bạn sẽ được nhắc chọn trình duyệt mặc định của mình.
    5. Chuyển đổi trình email client

    [​IMG]
    Chọn trình email client mặc định
    Không giống như trên iOS, bạn có thể cài đặt các trình email client khác và đặt chúng là ứng dụng email mặc định, xuất hiện khi bạn nhấp vào liên kết địa chỉ email ở bất cứ đâu trong hệ điều hành Android. Ngoài ứng dụng Gmail của Android (rất tốt cho người dùng Gmail), còn có ứng dụng email của Microsoft (cho Hotmail), Yahoo (cho Yahoo! Mail) và K-9 Mail.

    6. Cài đặt hệ điều hành mới (ROM tùy chỉnh)

    [​IMG]
    Cài CyanogenMod
    Android là hệ điều hành nguồn mở, do đó cộng đồng có thể xây dựng trên mã nguồn của nó, tạo ra các phiên bản cải tiến với nhiều tính năng bổ sung - chúng được gọi là ROM tùy chỉnh (custom ROM). ROM tùy chỉnh phổ biến nhất là CyanogenMod.
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Mọi điều cần biết về Android - Kỳ 1: Làm chủ giao diện

Share This Page